Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts
Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts

Monday, July 20, 2015

1,7m2 đất Quận Cầu Giấy, Hà Nội được “hét” giá 1 tỷ đồng

Standard
Mảnh đất mặt đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) rộng 14cm, dài 10,85m được rao bán một tỷ đồng.

Ông Nguyễn Phương Châm (P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) đã đăng lên tường nhà dòng thông tin rao bán 1,7m2 đất mặt tiền đường mới mở Nguyễn Văn Huyên (Q.Cầu Giấy).


Thông tin rao bán 1,7m2 đất của ông Châm
Theo ông Châm thì đây là chút ít còn lại của diện tích 60,2m2 đất của gia đình ông trước khi mở đường. Khi mở đường, gia đình ông bị thu hồi 58,5m2, diện tích còn lại 1,7m2 có giấy tờ đầy đủ, có giấy xác nhận đóng dấu của phường, của ban quản lý dự án quận, tức là có đủ tư cách pháp nhân với thửa đất.
Dòng rao bán này đã trở thành chuyện lạ trên con đường đắt nhất hành tinh: đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chưa đầy 565,97m; tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Theo một số thông tin, ban đầu, người rao bán đưa ra mức giá 400 triệu đồng cho 1,7m2. Song, hiện tại, mức giá được đưa ra là 1 tỷ đồng.
Nguồn tin: http://antt.vn/


Saturday, June 13, 2015

1.000 tỷ đôla chỉ bằng 1 đôla

Standard
Tờ tiền 100 nghìn tỷ đôla mới được phát hành cách đây không lâu, hôm đầu tuần 2/2, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe lại quyết định bỏ đi 12 chữ số 0 nhằm đối phó với lạm phát phi mã. Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng biện pháp này được áp dụng.
Mẫu tiền mới phát hành của Zinbabwe. Ảnh: AFP


Thống đốc Ngân hàng Trung Ương, ông Gideon Gono ra tuyên bố chính thức về loại tiền mới hôm thứ hai. 1.000 tỷ đôla Zimbabwee cách đây ít ngày sẽ chỉ bằng 1 đôla theo loại tiền mệnh giá mới. Ông Gono hy vọng Chính sách tiền tệ này sẽ đem lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế Zimbabwee.

Ông Gono không đưa ra con số cụ thể về tỷ lệ lạm phát trong thời điểm hiện tại nhưng cho biết tăng trưởng nguồn cung tiền đã tăng từ 81.000 % hồi tháng 1/2008 lên 658 tỷ % tháng 12/2008. Theo tính toán gần đây nhất, tỷ lệ lạm phát của nước này vào tháng 7/2008 là 231 triệu %.

Hôm 30/7/2008, Ngân hàng Trung Ương Zimbabwe cũng đã từng bỏ đi 10 chữ số 0 trên tờ tiền 100 tỷ đôla Zimbabwe, chỉ sau một tuần đưa ra phát hành. Hôm 16/1/2009, nước này tiếp tục giới thiệu loại tiền 100 nghìn tỷ đôla, tương đương với 300 đôla Mỹ vào thời điểm đó.
Mẫu tiền 100 nghìn tỷ đôla Zimbabwe mới phát hành hôm 16/1/2009. Ảnh: AFP

Thống đốc Gideon Gono cho biết năng suất tất cả các khu vực kinh tế đều suy giảm. Trong đó, ngành duy nhất đem lại ngoại tệ cho nước này là khai thác vàng và đá quý tụt 50% so với 2008 do chi phí lên cao và mất điện thường xuyên, khiến các công ty khai thác phải ngừng sản xuất.

Zimbabwee từng là một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Phi. Còn hiện nay, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có ít nhất 6,9 triệu người, chiếm hơn một nửa dân số Zimbabwee đang cần viện trợ thực phẩm khẩn cấp. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị ngưng trệ. Các hệ thống thoát nước thải, cung cấp nước sạch đã bị phá hủy. Tháng 9/2008, dịch tả đã cướp đi sinh mạng của 3.229 người và làm suy kiệt 62.909 người khác. Đây là dịch bệnh gây thiệt hại về người kinh khủng nhất tại châu Phi 15 năm qua.

Thanh Bình (theo Reuters, Xinhua)




Tờ 100.000 tỷ đôla đã xuất hiện ở VN

Standard
Sau cơn sốt xài sim điện thoại độc, những tờ tiền may mắn có series đẹp kiểu 8888 hay 3333, tờ 2 đôla mạ vàng, dát bạc, những tờ tiền mệnh giá 100 tỷ đôla, 50 tỷ đôla hay 100.000 tỷ đôla của Zimbabwe cũng nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của người sưu tầm VN.




Tờ tiền Zimbabwe mệnh giá 100.000 tỷ đôla. Ảnh minh họa.


“100.000 tỷ đôla Zimbabwe (hàng mới về, mệnh giá khủng nhất đây, giá 250.000 đồng” hay “100 tỷ đôla Zimbabwe giá 200.000 đồng đây, hàng mới hàng mới”…", những lời chào mời mua bán, trao đổi này được đăng tải nhan nhản trên các trang rao vặt, quảng cáo miễn phí hoặc diễn đàn.

Một người tên Huy số điện thoại 090414xxxx rao bán một lượng lớn những đồng tiền may mắn đủ các mệnh giá khác nhau như tờ 100 tỷ đôla, 50 tỷ đôla hay 100.000 tỷ đôla Zimbabwe. Tất cả số tiền này được quảng cáo là có series tứ quý, hoặc lặp kép. Giá cho mỗi tờ tiền này vào khoảng từ 150.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy loại và số series.



Tờ 100 tỷ đôla của Zimbabwe có mặt ở VN. Ảnh minh họa.


Huy tiết lộ, số tiền này được anh sưu tầm từ rất lâu thông qua bạn bè và người thân du học và công tác tại nước ngoài. Theo anh, để có được những tờ tiền mệnh giá 1 tỷ đôla, 10.000 tỷ đôla, 100.000 tỷ đôla Zimbabwe không khó nhưng để có được số series độc thường mất rất nhiều thời gian. Thường thì người thân của anh phải đặt mua của những người sưu tập tiền tại nước sở tại.

Hàng hiếm, khó tìm nhưng đổi lại khi đưa về Việt Nam lại bán rất chạy. Mỗi mẩu tin anh đăng tải trên trang rao vặt chỉ chừng nửa ngày đã thấy cư dân mạng tới tấp gọi mua. “Hàng không có nhiều trong khi nhu cầu lại lớn nên không phải lúc nào người mua cũng chọn được dãy số đẹp như ý”, Huy nói.

Hiện Huy rao bán các tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đôla Zimbabwe với giá 250.000 đồng, tờ 100 tỷ đôla Zimbabwe giá 200.000 đồng. Tờ 50 tỷ đôla Zimbabwe giá 150.000 đồng.



Ảnh minh họa.


Tháng 7/2008 khi lạm phát của đất nước châu Phi này lên tới 2.200.000% và Chính phủ Zimbabwe quyết định cho ra đời tờ tiền có mệnh giá cao nhất thế giới này, 100 tỷ đôla. Ngay sau đó, ngân hàng đã định giá lại đồng nội tệ bằng cách xóa bớt 10 số 0 trên các tờ tiền, với hy vọng chia tay thời kỳ siêu lạm phát. Vì thế, tờ 100 tỷ đôla này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và trở thành hàng độc cho những dân mê sưu tầm tiền.

Tờ bạc 100.000 tỷ đôla được Zimbabwe phát hành cách đây không lâu, hồi tháng 2/2009 và nó nhanh chóng có mặt ở VN hồi 4/2009 theo đường xách tay. Tờ bạc 100.000 tỷ đôla có chiều rộng lớn hơn đồng USD của Mỹ nhưng chiều dài lại ngắn hơn với màu sắc xanh nhạt. Ngoài ra, tờ bạc còn có hình bóng mờ và chỉ bảo an để phân biệt với các loại tiền giả ở Zimbabwe. Hiện tại, tờ tiền độc này được rao bán với giá 250.000 đồng, loại có tứ quý (8888 hoặc 9999) có giá từ 800.000 đến một triệu đồng một tờ.

Tuy nhiên, theo Phùng Anh Tuấn - một dân chơi tiền cổ thì ngoài những tờ tiền độc kiểu “hiếm có khó tìm” dân sành số còn quan tâm tới series của tờ tiền và muốn sở hữu “của độc”. Các loại 2 USD 2003 có số series đẹp thuộc dạng như số gánh lộc phát 8668, tứ quý 2222, 9999… được chào giá cao hơn, từ 150.000 đồng trở lên. Tờ 100 tỷ đôla Zimbabwe series 0000 hay 9999 cũng được chào bán với giá 300.000 đồng.


Trao đổi với VnExpress.net, ông Hồ Hữu Hạnh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho hay, những tờ bạc mệnh giá 1 tỷ đôla, 10.000 tỷ đôla hay 100.000 tỷ đôla là có thật khi Zimbabwe đối mặt với lạm phát lên tới 2.200.000%.

Ông Hạnh cho rằng những tờ tiền này không có giá trị sử dụng khi ở VN nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng không cấm việc trao đổi mua bán vì mục đích sưu tầm, làm quà lưu niệm.


Phan Linh Anh
Theo:http://kinhdoanh.vnexpress.net   


Lương không đủ mua vé xe buýt, 100 tỷ đô chưa đủ để mua một chiếc vé xe buýt.

Standard

Lương không đủ mua vé xe buýt
Những dịch vụ công cộng cơ bản ở Zimbabwe đã suy yếu trong những năm gần đây và đang bị bỏ bẵng do hàng chục ngàn giáo viên, y tá, người thu gom rác… bỏ việc vì tiền lương của họ không đủ trả tiền vé xe bus để đi làm. Theo bà Tendai Chikowore, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Zimbabwe, lương tháng của giáo viên ở nước này thậm chí không đủ để mua hai chai dầu ăn. “Đây là sự sụp đổ hệ thống, không chỉ đối với ngành giáo dục. Ở các bệnh viện, chẳng có y tá mà cũng không có thuốc”, bà cho biết.

Những người còn bám trụ với nghề thì làm thêm đủ việc để kiếm sống. Giáo viên thì bán bánh, kẹo cho học sinh, hoặc nhận học phí từ phụ huynh bằng thực phẩm hoặc dầu ăn.

Người Zimbabwe đã chứng tỏ khả năng kỳ diệu trong việc đương đầu với gian khó. Đồng thời, lượng kiều hối của hàng triệu người Zimbabwe ra nước ngoài để làm việc nhằm tránh những áp lực chính trị và tình hình kinh tế suy sụp tiếp tục là một nguồn tài chính quan trọng đối với gia đình họ ở trong nước.

Tuy nhiên, sự hỗn độn kinh tế mỗi lúc tăng thêm đang đẩy mạnh làn sóng bỏ việc. Fortunate Nyabinde, một y tá làm ở bệnh viện công Parirenyatwa Hospital đang tính chuyện thôi việc vì mức lương 3.600 Đô la Zimbabwe mỗi tháng hiện nay của cô (tương đương 36 tỷ đôla Zimbabwe trước khi Chính phủ bỏ 10 chữ số 0 trên đồng tiền vào tháng 8 vừa qua) không đủ để cô mua vé xe bus đi làm trong 4 ngày.

Tại phần lớn các khu vực của thủ đô Harare, thậm chí còn không có nước vì chính quyền không chi trả cho các hóa đơn vận chuyển hóa chất xử lý nước. Rác rưởi chất thành từng đống lớn. Tình trạng thiếu thức ăn, nước sạch và vệ sinh quá tệ đã khiến không ít người dân ở đây chết đói hoặc chết vì bệnh tật.

Nhiều người dân đổ lỗi cho tình trạng kinh tế hiện nay của Zimbabwe lên chương trình cải cách đất đai của Chính phủ nước này. Chương trình nói trên đã trục xuất các chủ nông trại da trắng từng giúp Zimbabwe trở thành một quốc gia sản xuất nhiều lương thực ở châu Phi, cũng như các nhà tài trợ phương Tây từng giúp cứu sống hàng triệu người Zimbabwe khỏi cảnh chết đói trong nhiều năm.

Trên thực tế, kinh tế của Zimbabwe xấu đi nhanh chóng kể từ năm 2000, khi những người ủng hộ Tổng thống Mugabe dùng bạo lực để tấn công vào các trang trại của người da trắng ở nước này và đuổi họ đi. Các trang trại lớn ở Zimbabwe hiện chỉ có sản lượng ngô - loại lương thực chính ở Zimbabwe - bằng 1/10 so với thời kỳ 1990.


Zimbabwe phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đô la

Ngân hàng trung ương Zimbabwe vừa cho phát hành loại giấy bạc có mệnh giá 100 tỷ đô la Zimbabwe.

Sự nỗ lực một cách tuyệt vọng này nhằm làm giảm tình trạng thiếu hụt tiền mặt định kì bởi nền kinh tế Zimbabwe có mức lạm phát cao nhất thế giới.

Những tờ giấy bạc mới này sẽ chính thức lưu hành từ thứ Hai tuần tới mặc dù chúng đã được các tay buôn bán ngoại tệ nước này tung ra thị trường vào hôm qua 19/7.

Mặc dù có mệnh giá rất cao nhưng với tờ bạc 100 tỷ đô mới này vẫn không đủ cho bạn mua 1 ổ bánh mỳ. Chúng chỉ có thể mua được 4 trái cam mà thôi. Nếu đem quy đổi ra ngoại tệ, 100 tỷ đô la Zimbabwe chỉ tương đương vỏn vẹn… 1 đô la Mỹ.

Từ khi giành được độc lập năm 1980, Zimbabwe có một nền kinh tế thịnh vượng hiếm thấy. Giờ đây, lạm phát nước này đã lên tới con số 2,2 triệu % - cao nhất thế giới.

Gono Gideon, thống đốc Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe nói rằng loại giấy bạc mới này “tiện lợi đối với công chúng ngân hàng và khu vực doanh nghiệp” trong khả năng giá cả tiếp tục leo thang hiện nay.

Ông nói: “Zimbabwe đã nhận thấy sự liên quan tổng quát trong việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng không ngừng. Vì vậy, RBZ khẩn thiết đề nghị cộng đồng doanh nghiệp hãy kinh doanh có “đạo đức” cũng như quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng”.

Zimbabwe bắt đầu phát hành những loại giấy bạc mệnh giá cao từ tháng 12 năm ngoái, bắt đầu với mệnh giá 250.000 đô la Zimbabwe.

Hồi tháng 1, chính phủ Zimbabwe đã phát hành những tờ tiền có mệnh giá 1 triệu đô, 5 triệu đô và 10 triệu đô. Sau đó 4 tháng, vào tháng 5, họ phát hành giấy bạc loại 25 triệu, 50 triệu, tiếp theo tăng lên 25 tỷ rồi 50 tỷ đô la.

Loại tiền mới này là những hóa đơn chi trả bằng séc và sẽ hết hạn vào ngày 31/12 năm nay. Từ năm 2003 Zimbabwe đã không còn in và sử dụng tiền trong giao dịch, thay vào đó dân chúng sử dụng những tờ séc do Ngân hàng trung ương phát hành.

Nhà kinh tế học John Robertson ở thủ đô Harare của nước này cho biết: “Ngân hàng dự trữ quốc gia Zimbabwe đang chiến đấu trong một cuộc chiến mà biết chắc sẽ thua. Chừng nào lạm phát còn duy trì ở mức cao thì khi đó tình trạng thiếu hụt tiền mặt sẽ còn tái diễn. Muốn khắc phục, Zimbabwe cần đẩy mạnh sản xuất để tạo ra nhiều hàng hóa “rẻ” hơn”.


Theo:   


Saturday, May 16, 2015

Đề thi dịch “tiếng Hà Tĩnh”

Standard
Trong câu hỏi số 2, tiếng địa phương nằm trong đề thi môn Ngữ văn 7 của Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã gây nhiều tranh cãi. 
Đề thi
Đề thi hôm 5/5 của học sinh huyện Lộc Hà. Ảnh: VnExpress
Ngày 5/5, Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ II, năm học 2014 - 2015 cho học sinh trên địa bàn huyện. Trong đề thi môn Ngữ văn 7, có câu hỏi số 2 khi yêu cầu học sinh dịch từ tiếng địa phương sang tiếng phổ thông: "Mô Rú mô ri mô nỏ chộ / Mô rào mô bể chộ mô mồ". Trong thang điểm của đề thi thì câu hỏi số 2 sẽ có mức điểm tối đa là 1 điểm. Câu hỏi này đang trở thành tâm điểm của nhiều luồng dư luận trái chiều.
Học sinh lớp 7, trường THCS Mỹ Châu (Lộc Hà) đã đưa ra một đáp án: "Cái núi, cái chi, đâu không thấy / Cái đê, cái bể thấy đâu nào". Các em cho rằng mình sẽ không đạt được điểm tối đa của câu hỏi. Còn ở trường THCS Thạch Bằng (Lộc Hà), trong bài thi của các học sinh cũng có nhiều đáp án khác nhau.
Học sinh Lê Quốc Hội (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) trả lời cho câu hỏi trên như sau: "Đâu núi đâu rừng đâu không thấy / Đâu biển đâu biển nào đâu thấy". Và mức điểm mà học sinh Hội nhận được là 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa của câu hỏi.
Học sinh Cao Thị Mỹ Linh (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) thì viết lại câu hỏi bằng tiếng phổ thông: Đâu núi, đâu rừng, đâu nào thấy / Đâu suối, đâu sông thấy đâu nào. Với câu trả lời như vậy thì học sinh Duyên cũng nhận được 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa. Tuy nhiên vẫn có học sinh đạt được điểm tối đa của câu hỏi khi đưa ra câu trả lời: Đâu núi, đâu rừng, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào.
Thầy Nguyễn Thanh Châu - Hiệu trưởng trường THCS Thạch Bằng chia sẻ:"Đề thi này cũng bình thường thôi, thỉnh thoảng nên cho những câu hỏi này vào trong đề thi. Nếu học sinh kêu khó thì học sinh không học, nếu giáo viên kêu khó thì giáo viên không thâm nhập thực tế".
Phóng viên đã trao đổi và làm việc với thầy Phan Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà. Thầy Dân cho biết: "Bộ đã có quy định đem chương trình địa phương vào trong môn học. Câu hỏi này chỉ mang tính chất nhận dạng, vì đây là một chương trình bắt buộc nên Phòng đã đưa vào 4 - 5 năm rồi. Học sinh lớp 7 chỉ mới bắt đầu nhận dạng nhưng đến phần dịch nghĩa, phân tích sẽ khó hơn nhiều. Câu hỏi trên nằm trong chương trình Tích hợp phần địa phương, bổ sung ngoài sách giáo khoa".
"Câu hỏi trên được dịch là: Đâu núi, đâu non, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào. Trong ngôn ngữ vùng Nghệ - Tĩnh, "mô" là đâu, ở đâu; "rú" là núi; "Mô ri" là ở đâu đây; "nỏ" là không; "nỏ chộ" là không thấy, chẳng thấy; "rào" là con sông; "bể" là biển; "mô mồ" là đâu nào. Tôi cho rằng học sinh phần lớn sẽ trả lời được câu hỏi. Và câu hỏi địa phương này rất hay, nó mang lại cho học sinh hiểu hơn về sự phong phú ngôn ngữ của địa phương mình", thầy Dân cho biết thêm.

Theo:  http://tintuc.vn   


Hủ tục giết người vì danh dự: Thiếu nữ 16 tuổi bị đốt xác

Standard
Một cô bé 16 tuổi đã bỏ trốn cùng người tình đã có vợ. Kết quả, cô gái bị chính người nhà giết hại rồi đốt xác. 
Sự việc đau lòng này xảy ra hôm 14-5 tại làng Ametha ở quận Gaya, thuộc bang Bihar, Ấn Độ.
Theo thông tin từ Daily Mail, thiếu nữ 16 tuổi có tên Parvati Kumari đã đem lòng yêu người họ hàng là anh Jairam Manjhi, 25 tuổi. Éo le thay, Manjhi đã có vợ và 3 con.
Đương nhiên, mối tình của họ không được chấp nhận, vì vậy cả hai đã bỏ trốn. Tuy nhiên, những người dân làng đã phát hiện và bắt được họ ngay tại ga xe lửa Gaya.  
Ảnh minh họa.
"Họ bị đưa về làng, sau đó bị đánh đến chết rồi đốt xác" - ông Manu Maharaj, cảnh sát trưởng quận Gaya biết. Theo ông, khoảng 15 người đã trực tiếp tham gia hành hình đôi tình nhân trẻ trước sự chứng kiến của hơn 100 dân làng nhưng không ai phản đối hay can thiệp. Cảnh sát chỉ biết tin khi một người dân làng bên trình báo về vụ việc.
Hiện tại, một phụ nữ có liên quan đã bị bắt, bà là người nhà của Kumari. Cảnh sát cũng đang tìm kiếm 14 người khác, trong đó có một số là họ hàng của cô.
Phong tục "giết người vì danh dự" hiện vẫn còn phổ biến tại Nam Á như Pakistan, Afghanistan và một số vùng của Ấn Độ. Theo phong tục này, những người bị cho là làm "ô danh" gia đình và họ hàng sẽ bị mọi người đánh đến chết.
Một vụ biểu tình phản đối phong tục "giết người vì danh dự".
Theo một thống kê không chính thức, mỗi năm có hàng trăm người ở Ấn Độ bị giết do yêu hay kết hôn trái với mong muốn của gia đình. Chính quyền Ấn Độ đã cố gắng xóa bỏ tệ nạn này, cụ thể vào năm 2011, Tòa án tối cao của Ấn Độ tuyên bố những kẻ "giết người vì danh dự" sẽ đối mặt với án tử hình. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được cải thiện và các vụ giết người vẫn liên tục diễn ra.

Theo:   


Phiên tòa đặc biệt: Cụ ông 78 tuổi đòi ly hôn

Standard
Bước vào tuổi "xưa nay hiếm", cụ ông 78 tuổi một mực đòi ly hôn với người vợ đã gần 60 năm gắn bó.
Cuối tháng 4/2015, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa dân sự phúc thẩm để xem xét đơn xin ly hôn của cụ Bình, 78 tuổi. Đơn ly hôn trước đó của cụ ông đã bị TAND quận Hoàng Mai (Hà Nội) bác, do đó cụ phải gửi đơn lên cấp phúc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, cụ Bình và vợ kết hôn từ năm 1959. Cụ ông khi đó là giáo viên, còn vợ là nhân viên tạp vụ. Trải qua biết bao khó khăn thời bao cấp, họ vẫn thương yêu và đã có 4 người con.
Khi đã "con đàn cháu đống", cũng là lúc cụ bà cho rằng chồng mình ngoại tình, dẫn đến việc 2 người sống ly thân. Dù vẫn sống chung dưới một mái nhà, nhưng cụ ông và cụ bà nhất định không chung mâm. Họ ăn riêng và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cuối cùng, sau gần 60 năm sống đời vợ chồng, cụ ông làm đơn xin ly hôn. Cụ ông đưa ra lý do đòi ly hôn vì 2 người có nhiều mâu thuẫn và vợ mình xúc phạm đến bố mẹ chồng.
Thụ lý đơn ly hôn, TAND quận Hoàng Mai xác nhận, hai vợ chồng cụ Bình có xô xát, tổ dân phố đã phải đứng ra hòa giải.
Tại phiên toà sơ thẩm, cụ ông trình bày trong hàng chục năm sống chung, vợ chồng cụ không có mâu thuẫn gì lớn. Thậm chí nghĩa vợ chồng của họ còn gắn bó hơn bởi những lần cụ ông chăm cụ bà đau ốm trong bệnh viện...
Cuối tháng 4, ôm theo chiếc túi đựng hồ sơ liên quan đến vụ ly hôn, cụ Bình một mình đến tòa. Cụ thuê luật sư riêng cho mình để giải quyết vụ việc.
Đã ở vào tuổi "xưa nay hiếm", nhưng trông cụ vẫn khoẻ mạnh, hoạt bát. Vợ cụ vì lý do sức khoẻ yếu đã vắng mặt trong phiên xử. Các con cháu cụ cũng không ai có mặt.
Phiên tòa được coi là đặc biệt hiếm gặp, bởi tòa thường chỉ giải quyết đơn ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ hoặc trung niên. Họ đưa nhau ra tòa ly hôn khi không tìm được hướng giải quyết chuyện tình cảm.
Tại phiên phúc thẩm, khi được vị chủ toạ hỏi "còn giữ nguyên ý định ly hôn với người phụ nữ gần 60 năm chung sống hay không?", không chút đắn đo, ông cụ nói: "Không thay đổi".
HĐXX đã dành thời gian để khuyên giải cụ ông thay đổi ý định, bởi hơn bao giờ hết, các cụ cần có sự chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên, những lời hòa giải của tòa là vô nghĩa với cụ, bởi theo cụ ông, cụ mong muốn được tự do và không phải chịu những lời chì chiết của người vợ đau yếu.
Cũng như phiên tòa sơ thẩm, tại cấp phúc thẩm lần này, cụ ông không đưa ra được mâu thuẫn gì lớn giữa hai vợ chồng. "Bà ấy nghĩ tôi ngoại tình vì thấy tôi thường đi giao lưu với các cụ hưu trí, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động văn nghệ…", cụ ông nói.
Cũng vì không đưa ra được các chứng cứ mới nên HĐXX cấp phúc thẩm đã giữ nguyên các quyết định của TAND cấp sơ thẩm, không chấp nhận để cụ ông được ly hôn với vợ, bất kể cụ mong ly hôn bằng được.

Không đồng tình với quyết định của TAND cấp phúc thẩm, cụ ông bảo sẽ đợi đến một năm để tiếp tục đưa đơn ly hôn, theo quy định của pháp luật.

Theo: http://tintuc.vn/ 


"Bí ẩn giếng cổ ngàn tuổi ở Ninh Thuận"

Standard
Làng Thành Tín - được xem như một tiểu sa mạc nhưng hàng trăm năm nay, cánh đồng làng vẫn xanh tốt như một biệt lệ của tự nhiên nhờ hai giếng cổ ở cuối làng. 
Ông Kiều Ngọc Sinh đã có hơn nửa thế kỷ giữ gìn giếng cổ cho làng Thành Tín - Ảnh: Viễn Sự
Làng Thành Tín ở xã Phước Hải (Ninh Phước, Ninh Thuận) nằm kẹt giữa hai vùng hạ lưu con sông Cái và sông Lu, mùa nắng cũng như mùa lụt, những dòng nước từ hai con sông chủ lưu của xứ hoang mạc này chưa bao giờ chảy được về làng.
Một mặt nữa của làng lại giáp những động son (cát đỏ) cao như núi vây bọc.
Cùng với Nam Cương, Tuấn Tú, Từ Tâm... - những ngôi làng không ăn được nước từ hai con sông ấy, Thành Tín vẫn được coi là một tiểu sa mạc.
Mạch nước mát quanh năm
Men theo những trảng cát bỏng tôi về Thành Tín khi người Chăm ở đây đang vào vụ gặt. Phía xa là động cát, hơi nóng phả lên hừng hực nhưng cánh đồng làng Thành Tín vào vụ gặt vẫn vàng ươm, máy gặt đập liên hợp hối hả xả ra những bao lúa mẩy hạt.
Một phần trong những khoảnh ruộng đang gặt ấy được ăn nước từ hai giếng cổ quây bằng gỗ đã bạc màu thời gian.
Ông Kiều Ngọc Sinh, năm nay 91 tuổi, một ông giáo làng người Chăm là thế hệ thứ tư trong dòng tộc giữ giếng cổ, dẫn tôi ra thăm giếng. Giữa trưa hè, dòng nước chảy từ hai giếng cổ làm mát dịu cái nắng từ động cát phả vào.
Thật lạ, giữa một vùng khô cằn xung quanh không có con sông con suối, hồ đập nào nhưng trong lòng giếng mạch nước vẫn phun trào, nhìn rõ mặt nước đang sôi lên.
Lạ hơn nữa, cả hai giếng cổ cách nhau chừng 10m lại được đào rất nông, chỉ sâu chừng 2m nhưng nước chảy quanh năm.
Dưới đáy giếng là đá tảng và khác với các giếng nước thông thường có hình tròn được xây gạch phía ngoài, giếng cổ Thành Tín lại được quây theo hình vuông bằng gỗ da đá.
Cũng như bao công trình trị thủy khác của người Chăm, giếng cổ Thành Tín được chia làm hai: Giếng Đực và giếng Cái để phân biệt hai nơi lấy nước riêng biệt cho nam, nữ trong làng.
Phía ngoài miệng giếng, người Chăm đã đào một dòng mương nhỏ dẫn thẳng ra cánh đồng Thành Tín và dòng nước cứ thế chảy đều đặn ra đồng, mặt nước xanh thẫm thấy rõ cả những đàn cá bơi ngược từ đồng vào giếng rỉa rêu, từng bầy dê, cừu thong thả gặm cỏ bên dòng mương.
Ông Thành Ngọc Sinh kể từ thuở bé chăn trâu quanh giếng cổ cho đến khi được trao trọng trách giữ giếng cho làng ông chưa bao giờ thấy giếng cạn. Mùa nắng hay mùa mưa mạch giếng vẫn chậm rãi nhưng hào phóng cấp nước cho làng Thành Tín.
Chỉ tay về phía cánh đồng đang vào vụ gặt dưới chân động cát, ông Sinh nói không nhớ cánh đồng ấy rộng bao nhiêu nhưng chỉ biết thời ông còn mạnh tay mạnh chân thì mỗi vụ cả làng phải gieo đến 10 xe bò lúa giống mới đủ, tất cả đều ăn nước từ hai giếng cổ này.
Vỗ vào thành giếng có những dòng chữ Chăm được khắc nắn nót, ông Kiều Ngọc Sinh nói cứ 30 năm làng lại lên rừng cúng, xin chặt cây da đá để xẻ ván làm lại thành giếng một lần.
Bây giờ làng Thành Tín đã có nước máy, người Chăm dù không còn dùng nước giếng để sinh hoạt nhưng ông Kiều Ngọc Sinh nói mạch nước ấy với làng vẫn là mạch nước trong lành và linh thiêng nhất.
Tất thảy người Chăm trong làng khi có lễ lạt, thờ cúng của làng hay gia đình đều ra giếng múc nước đem về làm lễ.
Những cái giếng cạn được khoét giữa dòng suối đã trơ đáy ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung - Ảnh: Thuận Thắng
Có thể đào thêm nhiều “giếng cổ”
Vốn là một ông giáo làng có chút chữ nghĩa, ông Thành Ngọc Sinh cho biết sử sách của người Chăm ghi lại giếng cổ Thành Tín có từ thời vua Poklongirai thế kỷ 12.
Thời đó vùng Thành Tín chưa có người ở, có lẽ vua Chăm xưa chỉ đào giếng để phục vụ một công việc tạm thời nào đó của quân lính.
Mãi sau này khi làng Thành Tín được khai lập, tộc họ của ông Kiều Văn Sinh là những người được sở hữu giếng cổ vì giếng nằm ngay trong khu rẫy của dòng tộc.
Nhưng do nước giếng quá nhiều, chảy quanh năm nên dần dần thành một giếng chung cho cả làng. Và ông Sinh là thế hệ thứ tư trong tộc họ lãnh trách nhiệm giữ giếng cho làng.
Câu chuyện về giếng cổ Thành Tín không chỉ dừng lại trong câu chuyện truyền miệng của người Thành Tín mà với một kỹ sư thủy nông đã hơn 30 năm gắn bó với xứ hoang mạc như ông Dương Tấn Ngọc, đó lại là một câu chuyện về kỹ thuật dẫn thủy nhập điền thú vị nữa của người Chăm.
Ông Ngọc kể năm 2005, trong cơn hạn hán lịch sử của Ninh Thuận, ông là trạm trưởng thủy nông Ninh Phước đã về Thành Tín và quyết định mở rộng đường mương dẫn nước từ hai giếng cổ, nhờ vậy cứu được hơn 20ha lúa của vùng Thành Tín và Hòa Thủy kề bên.
“Tôi đem câu chuyện này kể với nhiều đồng nghiệp tỉnh khác, ai cũng tròn mắt vì không thể tin hai giếng sâu 2m, bề rộng 1m lại cứu được cả cánh đồng. Nhưng tôi tin không chỉ hai giếng mà vùng đất này còn có thể đào được hàng chục giếng nữa” - ông Ngọc nói.
Ông Dương Tấn Ngọc giải thích chính ở vùng đất tứ bề là cát bỏng, không có con sông dòng suối nào lại chứa đựng nguồn tài nguyên nước phong phú.
Tổ tiên xưa của người Chăm đã rất khôn khéo đào những cái giếng ngay dưới chân động cát, đó là nơi những mạch nước dồn từ trên xuống, được cát giữ lại và quanh năm đều có thể phun trào.
“Người Chăm gọi những cánh đồng ăn nước từ giếng cổ là cánh đồng im (tiếng Chăm có nghĩa là những cánh đồng ăn nước quanh năm). Chuyện đó thật ra không có gì bí ẩn, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không lấy đi của ai tất cả bao giờ” - ông Dương Tấn Ngọc tâm đắc.
Không chỉ những con đập, những dòng kênh mà chính sự đối đãi với nhau của người dân xứ hoang mạc đã giúp họ tồn tại trong sự khốc liệt của tự nhiên.
Nhiều giếng cổ từng tồn tại ở Ninh Thuận
Ông Thập Liên Trưởng - trưởng phòng nghiên cứu sưu tầm Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận - cho biết giếng cổ Thành Tín không phải là cá biệt ở các làng Chăm tại Ninh Thuận.
Ở làng Thành Ý (paley Takang) thuộc TP Phan Rang - Tháp Chàm cũng từng có một giếng cổ cấp nước cho cả cánh đồng rộng hàng chục hecta.
Mới đây khi xây dựng Trung tâm Viettel Ninh Thuận cũng phát hiện một giếng cổ đã bị vùi lấp, các thanh gỗ quây thành giếng đã được Bảo tàng Ninh Thuận đem về lưu trữ.
Ông Thành May, một thầy paxe (chức sắc tôn giáo) ở làng Bỉnh Nghĩa, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, cũng cho biết cách đây hơn mười năm người Chăm ở Bỉnh Nghĩa vẫn ra hai giếng cổ bằng đá hình tam giác ở mé biển Mỹ Tường sát chân núi lấy nước về thờ cúng trong các nghi lễ tôn giáo. Sau đó quá trình canh tác đã bồi đắp hai giếng cổ này.
Nhưng mùa hạn năm nay, một người chăn cừu ở làng Bỉnh Nghĩa đã khơi lại một trong hai giếng cổ này để lấy nước và kỳ lạ là sau nhiều năm bị bồi lấp giếng vẫn cho mạch nước rất trong.

Theo: