Showing posts with label kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label kinh doanh. Show all posts

Tuesday, April 10, 2018

Nghị định số 49/2017/NĐ-CP

Standard
Sẽ phạt tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT

Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 và Điều 30 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tấn số vô tuyến điện.


Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp viễn thông phải tuân thủ đầy đủ  và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quy định, chỉ được cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho thuê bao sau khi đã hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao của các cá nhân, tổ chức trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý đúng quy định.

Xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu tập trung để nhập, lưu giữ, quản lý thông tin trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ của thuê bao, bao gồm: thông tin thuê bao quy định tại khoản 5 Điều này; ngày bắt đầu sử dụng dịch vụ của thuê bao; trạng thái hoạt động của thuê bao: đang hoạt động, tạm dừng dịch vụ một chiều (chỉ nhận được cuộc gọi đến) hoặc tạm dừng dịch vụ hai chiều (không thực hiện được cuộc gọi đi và không nhận được cuộc gọi đến); số lượng số thuê bao mà cá nhân, tổ chức đang sử dụng; ngày chấm dứt sử dụng dịch vụ (đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng). Đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng dịch vụ cho cá nhân, tổ chức khác phải tiếp tục lưu giữ thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tối thiểu 2 năm.

Kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an theo quy định của pháp luật;

Xây dựng, tổ chức, thực hiện quy trình nội bộ để thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định;

Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định mức xử phạt đối với trường hợp đại lý và doanh nghiệp viễn thông nếu để xảy ra sai phạm. Mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT hoặc của Bộ Công an. Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao có thể bị phạt tiền. Cụ thể, các mức phạt như sau:

Phạt từ 20.000 – 30.000 triệu đồng nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc không chứng minh thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với việc bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay là mua bán, trao đổi hoặc sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi không được ủy quyền theo quy định.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định.

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, toàn bộ hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2017.
Nguồn tin:  mic.gov.vn 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN


Nghị định 49/2017/NĐ-CP: Thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim rác, sim ảo

Standard
Ngày 24/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Trong những năm vừa qua, với chính sách mở cửa thị trường, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, thị trường viễn thông di động đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt hơn 120 triệu và được đánh giá là một trong những nước có mật độ thuê bao viễn thông trên 100 dân cao trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các thuê bao di động hiện nay là thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 95%), và số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác chiếm một tỉ lệ rất lớn.
Về cơ bản pháp luật hiện hành về viễn thông (Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao trả trước) đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ về việc quản lý thông tin thuê bao di động trả trước nhưng kết quả triển khai chưa được như mong muốn; tình trạng SIM thuê bao kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng, SIM rác vẫn còn tồn tại phổ biến.
 
Trong bối cảnh yêu cầu có được cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao chính xác để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP được ban hành với mục đích sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý thuê bao di động nhằm khắc phục các kẽ hở pháp lý, tăng tính hiệu quả và khả thi trong công tác quản lý thông tin thuê bao.
 
Cổng TTĐT Bộ TT&TT  xin giới thiệu những nội dung chủ yếu của Nghị định 49/2017/NĐ-CP để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt và thực hiện Nghị định:
 
1. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác thiết lập được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền (không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh).
 
2. SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
 
3. Với mỗi mạng viễn thông di động, cá nhân cần xuất trình giấy tờ và ký  xác nhận thông tin thuê bao đối với 3 số thuê bao di động trả trước đầu tiên, từ số thuê bao di động trả trước thứ tư trở đi, cần ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông. Đối với tổ chức phải cung cấp đầy đủ thông tin của mỗi cá nhân sử dụng từng số thuê bao mà tổ chức đăng ký.
 
20170905-ta1.jpg
 
Ảnh minh họa.
 
4. Doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin thuê bao.
 
5. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, các điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao đang hoạt động nếu không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này phải ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thông tin thuê bao, bán SIM.
 
6. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp phải đảm bảo toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp là đầy đủ, chính xác.
 
7. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng số thuê bao đã được cung cấp; thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao. Tự kiểm tra thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc nhắn tin TTTB gửi 1414; Có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng hoặc khi nhận được thông báo của doanh nghiệp viễn thông về thông tin thuê bao không đúng quy định.
 
8. Nghị định đưa ra các mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể (doanh nghiệp viễn thông di động, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động, chủ thuê bao viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định. Một số quy định xử phạt đáng chú ý bao gồm:
 
- Phạt doanh nghiệp viễn thông di động với mức xử phạt cao (mức phạt lên đến 1.000.000 đồng trên mỗi số thuê bao) đối với việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Ngoài phạt doanh nghiệp, còn có thể phạt cả Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động đối với các sai phạm lớn (mức phạt lên tới 100.000.000 đồng). Ngoài ra còn các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như buộc doanh nghiệp viễn thông đi động nộp lại tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SEVI đối với các thuê bao được cung cấp dịch vụ vi phạm quy định.
 
- Phạt tiền doanh nghiệp viễn thông di động đến 30.000.000 đồng với mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
 
- Phạt tiền tổ chức, cá nhân đến 40.000.000 đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ; bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền;
 
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông./.

Nguồn tin: mic.gov.vn 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN


Wednesday, June 28, 2017

Dịch vụ đi chung xe bị “tuýt còi”, Grab nói gì?

Standard
Mặc dù bị Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” cấm nhưng dịch vụ đi xe chung GrabShare vẫn hoạt động...Dịch vụ đi chung xe bị “tuýt còi”, Grab nói gì?
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam không thực hiện dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng.
Cụ thể, Công ty TNHH Grab Taxi đang triển khai dịch vụ đi chung xe GrabShare kết hợp hai cuốc xe có cùng lộ trình di chuyển trên một chuyến xe.
Còn Công ty TNHH Uber Việt Nam mới đưa ra kế hoạch triển khai giải pháp giao thông thông minh UberPOOL, chưa có lộ trình thực hiện cụ thể.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng theo Công văn số 1850 của Thủ tướng và Quyết định số 24 của Bộ Giao thông Vận tải là việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thuê xe ôtô thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản.
Trong khi đó, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được kỷ kết 1 hợp đồng vận chuyển khách.
Việc GrabShare và UberPOOL có thêm hợp đồng với nhiều khách là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam không thực hiện dịch vụ GrabShare và UberPOOL đối với xe hợp đồng.
Yêu cầu này còn được Bộ Giao thông Vận tải đặt ra đối với tất cả các đơn vị tham gia thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng không triển khai dịch vụ tương tự đối với xe hợp đồng.
Mặc dù bị Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi”, cấm hoạt động song đến thời điểm hiện tại, Grab vẫn đang triển khai dịch vụ GrabShare trên các chuyến xe.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện Grab Việt Nam cho hay, GrabShare là một tính năng mới của GrabCar và hoàn toàn nằm trong phạm vi của đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử GrabCar.
“Chúng tôi vẫn đang làm việc tích cực với Bộ Giao thông Vận tải để hoàn thiện về mặt kỹ thuật, cụ thể là về phương thức thể hiện của hợp đồng vận tải cho phù hợp với các quy định hiện hành. Đây là quá trình diễn ra tương tự trước đây khi Grab làm việc với các cơ quan chức năng để xây dựng Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử GrabCar”, bà Nguyễn Thu An, Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam, nói.
Cũng theo Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam, công ty đã giải thích và tham vấn với rất nhiều bộ, ngành, cơ quan để thống nhất về phương thức giao kết hợp đồng vận tải điện tử cho phù hợp với các quy định.
“Grab hiểu rằng sự có mặt và phát triển của công nghệ đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong ngành vận tải và đôi khi gây ra sự bối rối trong việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta hoàn toàn loại bỏ hay kết luận điều đó là trái pháp luật. Chúng tôi tin rằng chỉ cần một tính năng mang lại lợi ích cho người dân, cho doanh nghiệp và cho xã hội thì các cơ quan Chính phủ sẽ hoàn toàn ủng hộ và tạo điều kiện phát triển”, bà An cho hay.
Trước đó, ngày 9/5/2017, Grab chính thức ra mắt dịch vụ GrabShare tại Tp.HCM. GrabShare tận dụng nền tảng dịch vụ có sẵn của GrabCar, cho phép hành khách tận hưởng chi phí rẻ hơn lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường, đồng thời giúp đối tác tài xế tăng thêm thu nhập nhờ kết hợp hai cuốc xe có cùng lộ trình di chuyển trên một chuyến xe.
Đến ngày 8/6, GrabShare tiếp tục tấn công ra thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, tương tự như GrabCar, sự xuất hiện của GrabShare cũng gặp phải sự phản đối của Hiệp hội Taxi Tp.HCM.
Ông Tạ Long Hỷ với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Taxi Tp.HCM (đồng thời là Phó tổng giám đốc Vinasun - doanh nghiệp taxi thị phần số 1 Tp.HCM), kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải giao Thanh tra Bộ ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của Công ty TNHH GrabTaxi. Đồng thời yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi dừng ngay tính năng đi chung xe GrabShare trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn tin:   

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN


Wednesday, August 19, 2015

Xăng giảm giá lần thứ 4 liên tiếp từ tháng 6/2015

Standard

Từ 15h chiều nay (19/8), liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giảm giá xăng, dầu trong nước từ 440 - 770 đồng/lít.

Cụ thể, giá xăng RON 92 và xăng sinh học E5 đồng loạt giảm 770 đồng/lít, trong khi mức giảm đối với dầu Diesel là 440 đồng/lít, dầu Mazut là 740 đồng/kg.
Lý giải về việc điều chỉnh trên, liên Bộ cho biết trong chu kỳ 15 ngày gần nhất, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, do đó, không sử dụng quỹ bình ổn mà giảm giá bán lẻ trong nước.
Như vậy, giá bán lẻ mặt hàng xăng đã giảm 4 lần liên tiếp, kể từ đỉnh 20.710 đồng/lít lập hồi tháng 6 và là lần thứ 2 trong tháng 8 này.

Nguồn tin: VTV  


Công ty Đại Nam của ông Dũng “lò vôi” bị truy thu hơn 99 tỷ đồng

Standard

Sáng nay 19/8, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo công bố kết luận thanh tra Công ty CP Đại Nam. Theo đó, ngoài một số sai phạm được nêu ra, công ty này còn phải nộp hơn 99 tỷ đồng tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt. 

hopbao-7a64c
UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam
Mở đầu buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, cho biết, qua 8 tháng thanh tra, xác minh toàn diện hoạt động của Cty Đại Nam cho thấy nhiều sai phạm như: Từ năm 2009 đến năm 2014, Đại Nam đã đưa 25,2 ha vào sử dụng cho mục đích phục vụ Khu du lịch Đại Nam nhưng chưa lập thủ tục về đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích như cam kết xây dựng chung cư 3 tầng nhưng lại tự ý phân lô, bán nền tại dự án KCN Sóng Thần 3.
bamai-6fec1
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương công bố kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam
Đoàn Thanh tra đã xác minh dự án khu dân cư đô thị Dĩ An do Đại Nam đầu tư và kết luận công ty không thực hiện dự án Bệnh viện chuyên khoa tim mạch theo chủ trương của UBND tỉnh. Đại Nam xây dựng trung tâm thương mại từ năm 2011 nhưng chưa đưa vào hoạt động…
Ngoài ra, Đại Nam cũng chưa liên hệ với Sở Tài nguyên & Môi trường để ký phụ lục hợp đồng xác định lại diện tích thuê đất do có sự biến động từ 238,2 ha xuống còn 232,1 ha (KCN Sóng Thần 2).
dainam-483aa
Công ty Đại Nam bị vạch ra hàng loạt sai phạm trong báo cáo kết luận thanh tra
Về đầu tư xây dựng cơ bản, Đoàn Thanh tra cũng biểu dương Khu du lịch Đại Nam “góp phần tạo mỹ quan đô thị” cho tỉnh Bình Dương nhưng vẫn đưa ra kết luận công ty xây dựng khu du lịch này theo quy trình “ngược”. Đại Nam xây dựng xong mới lập điều chỉnh quy hoạch, lập hồ sơ xin hợp thức hóa…
Trong đó, 4 công trình có thay đổi so với giấy phép xây dựng. Có 167 hạng mục công trình xây xong nhưng chưa lập thủ tục xin phép xây dựng và sở hữu công trình (có 4 công trình không phù hợp quy hoạch)…
Đoàn Thanh tra kết luận, Đại Nam phản ánh vào tài khoản chưa đúng bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc hạch toán kế toán còn một số bút toán chưa đúng nguyên tắc tài chính, chưa chấp hành đúng quy trình tự hạch toán kế toán như hiện hành.
Ngoài ra, Đại Nam sử dụng văn bản đã hết hiệu lực pháp luật, kê khai sai giá tính thuế, phí, vi phạm một số quy định về thuế, gây giảm số thuế phải nộp… sai phạm một số mặt khác về tài nguyên, môi trường, khoáng sản…
Đoàn thanh tra đã buộc Đại Nam phải nộp tổng số tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt qua thanh tra hơn 99 tỷ đồng. Trong đó, truy thu thuế 58,6 tỷ đồng, xử phạt hành chính 26,9 tỷ đồng, thu tiền chậm nộp là 13,4 tỷ đồng…
Trong phần biện pháp xử lý của kết luận thanh tra tại Công ty Đại nam có nêu: Yêu cầu Công ty Đại Nam phải nộp số tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt qua thanh tra, tổng số tiền là hơn 99 tỷ đồng (99.050.474.511 đồng) vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, thời hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
lanhdao-67b6a
Ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (ngồi giữa) chủ trì buổi họp báo
Sau khi bà Mai công bố kết luận thanh tra, các cơ quan thông tấn báo chí bắt đầu đặt câu hỏi đối với đại diện ngành thuế và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương.
Các Phóng viên đặt vấn đề việc sai phạm thuế của Công ty Đại Nam xảy ra từ năm 2009 nhưng tại sao bây giờ mới phát hiện, xử lý? Có chăng sự bảo kê, ưu ái cho Công ty Đại Nam thời điểm đó? Có phải do sơ hở, buông lỏng?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai được ủy quyền trả lời thắc mắc của báo chí, bà Mai cho biết chỉ trả lời các vấn đề liên quan đến kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam, hiện bà Mai đã giải thích các khoản thuế truy thu đối với Công ty Đại Nam
Báo Dân trí tiếp tục thông tin vụ việc.
Trung Kiên

Nguồn tin:http://dantri.com.vn/   


Sunday, August 9, 2015

Tác hại đáng sợ của thịt lợn “bẩn” nhiều người vẫn ăn hàng ngày

Standard

Thịt lợn là thực phẩm chủ yếu trong các bữa cơm của gia đình. Tuy nhiên, hiện nay "thịt lợn bẩn" đang được bày bán tràn lan, người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn. Điều đáng sợ là họ không lường hết được hậu quả của nó lên sức khỏe người dùng.

Đáng sợ khi ăn phải thịt lợn tiêm thuốc ngủ
Tình trạng vào heo trước khi giết mổ hiện rất phổ biến, chủ yếu tập trung ở các lò giết mổ heo lậu. Mới đây, chỉ trong vòng một tháng qua, Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện 2 vụ tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ. Mục đích của việc tiêm thuốc an thần là để heo mệt mỏi, không kêu la trong quá trình vận chuyển, ngoài ra còn khiến thịt heo mềm, đẹp, các thớ thịt căng mọng, trong lượng nặng  hơn, thương lái sẽ nhiều lợi nhuận hơn nên họ đã không từ thủ đoạn với lối kinh doanh này.
Điều đáng sợ là thuốc an thần thường được lái buôn sử dụng là acepromazine, loại thuốc trước đây thường sử dụng cho con người nhằm trị giảm đau, căng thẳng, lo lắng... Ngoài ra, nó còn được sử dụng kèm các thuốc gây mê toàn thân trong ca phẫu thuật. Tuy nhiên, do khả năng bài thải chậm và độc tính cao nên hiện nay thuốc chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thú y. Do đó loại thuốc này không cho phép sử dụng trước khi giết mổ, nếu đã sử dụng phải có thời gian để thuốc đào thải hết (5 - 7 ngày sau khi tiêm).
Thịt lợn bẩn
Theo chuyên gia, người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, tình trạng lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt... và nếu tương tác với các thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận.
Hậu họa khi ăn thịt ướp muối diêm, hàn the
Để giữ được miếng thịt để lâu bắt mắt, thương lái không ngần ngại đánh lừa người tiêu dùng bằng cách ướp để tạo màu cho thịt, làm thức ăn giòn hơn, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Miếng thịt sau khi ướp hàn the sẽ se lại, và có màu sắc đẹp như thịt mới vừa được mổ và có thể giữ tươi 3 ngày ở nhiệt độ thường. Nếu cho vào tủ lạnh, có thể giữ được cả tháng và bỏ ra rã đông, thịt vẫn tươi nguyên như mới. Tuy nhiên, nếu dùng dao xẻ bên trong, thịt có màu trắng hơn, không có mùi ôi. Khi dùng ngón tay ấn vào, thịt ứa ra nhiều nước trắng đục.
Việc dùng thường xuyên thực phẩm chứa hàn the sẽ gây ung thư, hoặc một số bệnh khác cho cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muối diêm được phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản thịt, ướp thịt nhưng với một lượng cho phép. Nhưng nếu lạm dụng và vượt quá ngưỡng cho phép, khi vào cơ thể người, nó tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa, gây phản ứng và tạo ra chất làm mất khả năng vận chuyển ô xy và một số phản ứng khác. Việc này kéo dài lâu, sẽ dẫn đến tử vong.
Cách nhận biết thịt lợn không bơm tẩm hóa chất
Để tránh mua phải thịt lợn tiêm thuốc ngủ, ướp hóa chất, người tiêu dùng cần nắm chắc một số đặc điểm sau:
- Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.
- Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Cắt miếng thịt ra, bên trong không có màu trắng đục.
- Khi chế biến thịt khô ráo, không ra nước. Thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước, ăn không ngon, mất đi hương vị đặc trưng và mau bị ôi thiu.
- Người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng.
Theo MH
Báo Gia đình & Xã hội

Nguồn tin:   


Wednesday, July 8, 2015

300 doanh nghiệp Thái Lan “đổ bộ” vào Việt Nam bán hàng

Standard
Riêng trong ngày 8-7, gần 200 doanh nghiệp Thái Lan cùng hơn 200 doanh nghiệp VN đã tham gia buổi kết nối giao thương.
Tấp nập khách mua sắm hàng Thái ở chợ Tịnh Biên (An Giang). Ảnh tư liệu: Đ.Vịnh
Tấp nập khách mua sắm hàng Thái ở chợ Tịnh Biên (An Giang). Ảnh tư liệu: Đ.Vịnh

   Buổi kết nối doanh nghiệp Thái Lan và VN sáng 8-7. Anh: N. Bìn
Buổi kết nối doanh nghiệp Thái Lan và VN sáng 8-7. Anh: N. Bìn
Các doanh nghiệp Thái Lan và doanh nghiệp VN đã tham gia buổi kết nối giao thương nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, phân phối hàng hóa Thái Lan vào thị trường VN.
Theo bà Malinee Harnboonsong - lãnh sự thương mại, Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP.HCM - đây là những doanh nghiệp nằm trong số 300 doanh nghiệp Thái Lan sang VN tham gia Tuần lễ Thái Lan (từ ngày 9 đến 12-7 tại TP.HCM) bao gồm nhà sản xuất Thái Lan, nhà cung cấp, nhà xuất khẩu và các đại lý…
Gần 70% doanh nghiệp Thái Lan tham gia lần đầu tiên trong đợt này đến VN, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng (thực phẩm, trái cây và đồ uống); mỹ phẩm, spa, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; linh phụ kiện ô tô; sản phẩm điện/điện tử; đồ dùng trong nhà và đồ trang trí, nhà hàng, giáo dục, du lịch..
Các doanh nghiệp đều được hỗ trợ của chính phủ để mở rộng thị trường ra bên ngoài. Với ưu điểm chất lượng tốt, giá vừa phải, thị hiếu thẩm mỹ khá gần giống với người tiêu dùng VN, các doanh nghiệp Thái Lan đã có một buổi “chào hàng” thành công khi thu hút đông đảo các doanh nghiệp VN đến tìm hiểu.
Tuần lễ Thái Lan - Triển lãm giao dịch Thương mại Thái Lan, một sự kiện hàng năm nằm trong chương trình Xúc tiến thương mại được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM bởi Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan - Văn phòng thương vụ Thái.

Sự kiện này là một trong những hoạt động giao lưu hợp tác giữa Thái Lan và VN nhằm củng cố mối quan hệ, mở rộng thị trường kinh doanh và xúc tiến thương mại đầu tư bao gồm thiết lập mạng lưới kinh doanh giữa hai quốc gia.

Nguồn tin:TTO