Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts

Tuesday, August 4, 2015

Ngỡ ngàng bộ ảnh cảnh báo tác hại smartphone tới em nhỏ

Standard

 Trẻ nghiện chơi điện thoại, máy tính bảng từ bé khiến cho sự phát triển thể chất, tính cách của các em gặp nhiều vấn đề như: cận thị, kém ăn, cáu gắt...

15-ca94f
15-ca94f
Nhiều ông bố bà mẹ chọn cách đưa cho con đồ chơi công nghệ để nó im lặng, để nó không khóc. Việc trông trẻ sẽ như phơi quần áo. Phơi ra lúc sáng đi làm rồi trưa về cất chúng...
Tác giả bộ ảnh là Đỗ Xuân Bút - một cử nhân công nghệ thông tin ở Hưng Yên. Hiện nay, anh Bút đang làm nghề chụp và thiết kế tự do.
Anh thực hiện bộ ảnh này sau khi nghe lời tâm sự của bà ngoại kể về đứa chắt 2 tuổi. Cậu bé hay chơi điện thoại. Mẹ bé hay dỗ con bằng những món đồ công nghệ khiến cậu bé trở nên cáu gắt, hay đòi hỏi.
Nhiếp ảnh trẻ này đã bắt tay vào thực hiện bộ ảnh “Đứa trẻ công nghệ” nhờ sự giúp đỡ của một người cháu 7 tuổi, tên là Đỗ Minh Phong.
“Thông điệp mình muốn chuyển tải trong bộ ảnh là các bậc cha mẹ hãy quan tâm con hơn, đừng dỗ trẻ bằng smartphone hay công nghệ, có thể dỗ trẻ bằng cách nói chuyện với chúng.
Đừng để những đứa trẻ chìm đắm vào công nghệ và rồi hậu quả cực kì khôn lường. Smartphone và công nghệ như con dao hai lưỡi”, tác giả bộ ảnh chia sẻ.
Dưới đây là bộ ảnh “Đứa trẻ công nghệ” đang được rất nhiều người dùng mạng xã hội quan tâm:
2-27e69
Chúng hét lên khi không được chơi. Đúng đòi chơi... Chúng không nghe bất cứ điều gì từ ba mẹ chúng.
3-5a58b
Những đứa trẻ dần bị rơi vào ảo giác. Chúng ngủ, nằm mơ, mình bay bổng giữa thế giới ảo. Sợi dây kia là dây mạng...đã trói buộc chúng với Internet. Dần dần chúng sẽ rơi xuống những hố sâu mà chúng không có phản kháng gì. (Chú thích ảnh của tác giả - pv)
4-9fa8f
Và như vậy, đứa bé lớn lên như một hạt giống, được tưới tâm hồn từ những chiếc smartphone. Nhưng hãy nhìn vẻ mặt của đứa trẻ. Đôi tay thân hình của đứa bé. Đôi mắt vô hồn không sức sống, đôi tay bé nhỏ ôm lấy thân hình không đủ dinh dưỡng thể chất.

5-4ee15
Đứa trẻ dần lệ thuộc vào chiếc smartphone... Đứa bé không nhanh nhẹn không hoạt bát. Nó dần thích bóng tối với chiếc điện thoại thông minh trong tay.
7-d22c0
Nó chơi cho dù ngoài thế giới bên ngoài cuộc sống là muôn màu.
8-70fc7
Khi nó thức dậy, bóng tối vây quanh nó nhưng điều nó quan tâm là...
9-d94ec
Smartphone như con dao rỉ 2 lưỡi. Người biết sử dụng thì sẽ mài bóng và sử dụng tốt con dao. Người không biết dùng thì con dao sẽ cực kì nguy hiểm.

10-8704f
Đến một thời điểm nó sẽ thấy thất vọng về bản thân những thứ nó đã bỏ qua.
13-15623
Nhưng rồi một ngày, xã hội thế giới sẽ cho nó hay. Nó chỉ là một thằng bé đơn độc, gầy yếu... Nó nhìn về nơi xa xăm, nó ít nói đi và nghĩ nhiều hơn.
Mai Châm
Ảnh: Đỗ Xuân Bút

Nguồn tin:   


Sunday, July 5, 2015

Kỷ luật giám thị ký nhầm làm thí sinh phải thi lại

Standard
Ngay sau khi sự cố ký nhầm chỗ trên giấy thi, hai cán bộ coi thi và trưởng điểm thi đã bị buộc thôi làm nhiệm vụ tại điểm thi.
PGS.TS Nguyễn Đức Hòa (trái) đến nhà động viên gia đình thí sinh Lê Vũ Lâm, phải thi lại môn toán - Ảnh: MAI VINH
PGS.TS Nguyễn Đức Hòa (trái) đến nhà động viên gia đình thí sinh Lê Vũ Lâm, phải thi lại môn toán - Ảnh: MAI VINH
Chiều 4-7, PGS.TS Nguyễn Đức Hòa - hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng thi ĐH Đà Lạt - cho biết thông tin trên.
Sáng 4-7, theo quyết định của Bộ GD-ĐT, hội đồng thi ĐH Đà Lạt đã tổ chức thi lại môn toán bằng đề dự phòng cho 25 thí sinh bị giám thị ký nhầm chỗ trên giấy làm bài thi.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, sự cố trên xảy ra sáng 1-7 tại điểm thi ĐH Yersin Đà Lạt, giám thị thay vì ký vào ô “cán bộ coi thi” thì ký nhầm vào ô “cán bộ chấm thi”. Khi phát hiện lỗi này, giám thị coi thi đã phát giấy thi khác và yêu cầu thí sinh chép lại phần đã làm, làm mất thời gian làm bài và ảnh hưởng đến kết quả thi.
Theo ghi nhận tại chỗ của PV Tuổi Trẻ, 25 thí sinh thi lại môn toán có tâm trạng rất thoải mái. 18/25 thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Thí sinh Nguyễn Văn Lân cho biết: “Phải thi lại là một rủi ro với tụi em, nhưng còn hơn không được thi lại. Lúc giám thị buộc chép lại bài thi vì lỗi giám thị ký sai chỗ, nhiều thí sinh không đồng ý, nhưng vì sợ bài không hợp lệ nên bấm bụng làm. Nhiều bạn ấm ức vì không đủ thời gian làm trọn vẹn bài thi”.
Còn thí sinh Đoàn Thị Ngọc Lê (Ninh Thuận) cho biết nếu không được thi lại chắc chắn sẽ khiếu nại vì Lê có nguyện vọng học ĐH Kinh tế TP.HCM, sự cố xảy ra đã ảnh hưởng lớn kết quả thi của Lê.

Theo:   


Thursday, June 18, 2015

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, cụm thi do ĐHQG TP.HCM chủ trì có 26 điểm thi

Standard
 Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, cụm thi do ĐHQG TP.HCM chủ trì có 26 điểm thi với gần 24.000 thí sinh đăng ký dự thi.
Bản đồ 26 điểm thi do ĐHQG TP.HCM chủ trì
Bản đồ 26 điểm thi do ĐHQG TP.HCM chủ trì
Cụm thi này dành cho học sinh THPT của quận Bình Thạnh, Tân Bình (TP.HCM) cùng thí sinh TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Ngoài ra còn có thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT, đăng ký dự thi lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ).
Các điểm thi của cụm tập trung tại các quận Bình Thạnh, Tân Bình, quận 10, quận 5 và quận 1.
Danh sách 26 điểm thi tại cụm thi ĐHQG TP.HCM:
Danh sách 26 điểm thi tại cụm thi ĐHQG TP.HCM
Danh sách 26 điểm thi tại cụm thi ĐHQG TP.HCM

Theo:   http://tuoitre.vn/


Tuesday, June 2, 2015

Chương trình Chìa Khoá Làm Giàu được tổ chức Miễn Phí tại GEM Center

Standard
Tôi Ngọc đây, tôi trực tiếp viết thư này cho Bạn vì Bạn đã tham gia chương trình Chìa Khoá Làm Giàu tại Cơn Bão Triệu Phú. Hôm nay tôi có một thông tin rất quan trọng để chia sẻ cùng với bạn.

Tôi viết thư này cho bạn cũng bởi hôm nay là ngày 1/6 ngày quốc tế thiếu nhi (KLQ) và thứ 6 tuần này (5/6/2015) là diễn ra chương trình Chìa Khoá Làm Giàu được tổ chức Miễn Phí tại GEM Center - số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bạn biết đấy, cùng với bạn, hơn 10.000 học viên đã tham dự chương trình này trong 05 năm qua. Mặc dù có rất nhiều thay đổi nhưng so với xã hội thì con số đó vẫn là rất nhỏ so với mục tiêu cần đạt được. Và chúng tôi cần sự hỗ trợ của bạn!

Bạn có thể hỗ trợ chúng tôi như thế nào?

Chúng tôi cần bạn giới thiệu chương trình Chìa Khoá Làm Giàu đến cho người thân của bạn, cho những người đang cần những giá trị mà chương trình mang lại cho cuộc sống của họ như những gì bạn đã nhận được tại chương trình. Tuy nhiên, hãy chỉ làm điều này nếu như bạn thấy những kiến thức này là giá trị.

Khi nào?

Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 5/6/2015, vì vậy cần phải đăng ký tham dự trước ngày 03/6/2015, sau 17h00 ngày 03/06/2015 chương trình sẽ chính thức đóng danh sách.

Điều kiện:

Người tham gia cần ở độ tuổi 27 - 40 tuổi (đây là độ tuổi mà những kiến thức này sẽ phù hợp nhất). Người tham dự chương trình lần này sẽ không phải đóng một khoản chi phí nào.

Số lượng:

Chúng tôi đặc biệt dành 300 vé mời cho người thân của bạn, vì vậy vui lòng đăng ký ngay để giữ chỗ. (Số lượng vé đang hết dần).

Đăng ký tại đâu?

Bạn đăng ký cho người thân của mình tại link:

Chìa Khoá Làm Giàu ĐĂNG KÝ NGAY>> http://chiakhoalamgiau.info
dang ky ngay

Tại sao cần phải đăng ký NGAY trong tháng 6

Vì đây là lần cuối cùng chương trình được tổ chức Miễn Phí, sau tháng 6 chương trình Chìa Khoá Làm Giàu sẽ áp dụng mức phí là 1.980.000đ/người cho mọi học viên tham gia .

Chỉ còn 03 ngày nữa là diễn ra chương trình Chìa Khoá Làm Giàu, và tôi rất mong được gặp bạn và những người thân của bạn tại chương trình. Nếu cần hỗ trợ điều gì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1280 hoặc gửi thư về info@cbtpvn để được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Cho thành công của bạn.

Nguyễn Quang Ngọc
CEO - Cơn Bão Triệu Phú. Jsc

P/s: Nếu như bạn thấy rằng những người thân của mình đã nỗ lực rất nhiều mà chưa đạt được kết quả như ý muốn của họ. Thì có nghĩa rằng họ chưa biết điều gì đó cần phải học và thay đổi. Hãy chia sẻ Chìa Khoá Làm Giàu cho những người thân của bạn để giúp họ vượt qua khỏi sự bế tắc. Chìa Khoá Làm Giàu ĐĂNG KÝ NGAY>> http://chiakhoalamgiau.info dang ky ngay

P.s.s: Đây là lần cuối cùng chương trình được tổ chức MIỄN PHÍ, vì vậy hãy nhanh tay đăng ký để giữ chỗ cho người thân của bạn. Chìa Khoá Làm Giàu ĐĂNG KÝ NGAY>> http://chiakhoalamgiau.info
     


Saturday, May 16, 2015

Đề thi dịch “tiếng Hà Tĩnh”

Standard
Trong câu hỏi số 2, tiếng địa phương nằm trong đề thi môn Ngữ văn 7 của Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã gây nhiều tranh cãi. 
Đề thi
Đề thi hôm 5/5 của học sinh huyện Lộc Hà. Ảnh: VnExpress
Ngày 5/5, Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng học kỳ II, năm học 2014 - 2015 cho học sinh trên địa bàn huyện. Trong đề thi môn Ngữ văn 7, có câu hỏi số 2 khi yêu cầu học sinh dịch từ tiếng địa phương sang tiếng phổ thông: "Mô Rú mô ri mô nỏ chộ / Mô rào mô bể chộ mô mồ". Trong thang điểm của đề thi thì câu hỏi số 2 sẽ có mức điểm tối đa là 1 điểm. Câu hỏi này đang trở thành tâm điểm của nhiều luồng dư luận trái chiều.
Học sinh lớp 7, trường THCS Mỹ Châu (Lộc Hà) đã đưa ra một đáp án: "Cái núi, cái chi, đâu không thấy / Cái đê, cái bể thấy đâu nào". Các em cho rằng mình sẽ không đạt được điểm tối đa của câu hỏi. Còn ở trường THCS Thạch Bằng (Lộc Hà), trong bài thi của các học sinh cũng có nhiều đáp án khác nhau.
Học sinh Lê Quốc Hội (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) trả lời cho câu hỏi trên như sau: "Đâu núi đâu rừng đâu không thấy / Đâu biển đâu biển nào đâu thấy". Và mức điểm mà học sinh Hội nhận được là 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa của câu hỏi.
Học sinh Cao Thị Mỹ Linh (lớp 7C, THCS Thạch Bằng) thì viết lại câu hỏi bằng tiếng phổ thông: Đâu núi, đâu rừng, đâu nào thấy / Đâu suối, đâu sông thấy đâu nào. Với câu trả lời như vậy thì học sinh Duyên cũng nhận được 0,75 điểm trên 1 điểm tối đa. Tuy nhiên vẫn có học sinh đạt được điểm tối đa của câu hỏi khi đưa ra câu trả lời: Đâu núi, đâu rừng, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào.
Thầy Nguyễn Thanh Châu - Hiệu trưởng trường THCS Thạch Bằng chia sẻ:"Đề thi này cũng bình thường thôi, thỉnh thoảng nên cho những câu hỏi này vào trong đề thi. Nếu học sinh kêu khó thì học sinh không học, nếu giáo viên kêu khó thì giáo viên không thâm nhập thực tế".
Phóng viên đã trao đổi và làm việc với thầy Phan Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà. Thầy Dân cho biết: "Bộ đã có quy định đem chương trình địa phương vào trong môn học. Câu hỏi này chỉ mang tính chất nhận dạng, vì đây là một chương trình bắt buộc nên Phòng đã đưa vào 4 - 5 năm rồi. Học sinh lớp 7 chỉ mới bắt đầu nhận dạng nhưng đến phần dịch nghĩa, phân tích sẽ khó hơn nhiều. Câu hỏi trên nằm trong chương trình Tích hợp phần địa phương, bổ sung ngoài sách giáo khoa".
"Câu hỏi trên được dịch là: Đâu núi, đâu non, đâu chẳng thấy / Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào. Trong ngôn ngữ vùng Nghệ - Tĩnh, "mô" là đâu, ở đâu; "rú" là núi; "Mô ri" là ở đâu đây; "nỏ" là không; "nỏ chộ" là không thấy, chẳng thấy; "rào" là con sông; "bể" là biển; "mô mồ" là đâu nào. Tôi cho rằng học sinh phần lớn sẽ trả lời được câu hỏi. Và câu hỏi địa phương này rất hay, nó mang lại cho học sinh hiểu hơn về sự phong phú ngôn ngữ của địa phương mình", thầy Dân cho biết thêm.

Theo:  http://tintuc.vn   


Monday, October 27, 2014

Đóng cửa trường học, dù lý do gì cũng không thể chấp nhận

Standard

Mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về việc Trường THPT Lý Tự Trọng (trực thuộc Trường trung học kỹ thuật Lý Tự Trọng, TP.HCM) bị giải thể một cách bất thường. Chưa cần bàn sâu nguyên do vì sao nhưng thông tin một trường học bị đóng cửa đều khiến mọi người sửng sốt.


Học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng (TP.HCM) - Ảnh: Đăng Nguyên


Đặc biệt, khi mà Quốc hội vừa thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1982, trong đó có khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì việc đóng cửa một ngôi trường (có chất lượng giáo dục tốt, được chính ngành giáo dục từ bộ đến sở công nhận qua hàng loạt bằng khen, giấy khen; được UBND TP.HCM tặng thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc liên tục từ năm 2006 đến 2013) quả là điều không hiểu nổi.

Tôi chỉ là một độc giả, nhưng khi đọc trên mạng những dòng chia sẻ của các em học sinh và giáo viên Trường Lý Tự Trọng trước “tin dữ“ mà không khỏi đắng lòng. Bản thân tôi cách đây nhiều năm đã từng chứng kiến sự đau đớn vật vã của cha mình khi mà bệnh viện ông quản lý bị giải thể nên rất hiểu nỗi khổ tâm này. Sinh thời, cha tôi là giám đốc bệnh viện thành phố của một thành phố nhỏ phía Bắc. Chỉ vì dám đấu tranh không khoan nhượng với những chỉ đạo, quyết định sai trái của cấp trên nên vì không khép được lý do kỷ luật cha tôi, lãnh đạo thành phố lúc đó đã ra quyết định giải thể bệnh viện. Một quyết định mà trong thời điểm đó được mọi người nói là “vô tiền, khoáng hậu”, vì không có một nền dân chủ tiến bộ nào lại đi đóng cửa bệnh viện, trường học, nhưng vẫn được thi hành. Bệnh viện thành phố sau đó nhiều năm bị bỏ phế, bị chuyển công năng... trong sự chua xót của người dân và đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân, điều đó được thể hiện rất rõ ràng qua đường lối, chủ trương ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, đâu đó trên mảnh đất Việt này, chỉ vì những toan tính cá nhân, người dân vẫn bị tước đi những quyền lợi mà mình đáng được hưởng.

Trở lại với câu chuyện của Trường Lý Tự Trọng. Người ta càng ngạc nhiên khi thấy phát biểu của những người trong cuộc thật khác nhau. Nhà trường, mà cụ thể là từ hiệu trưởng cho tới giáo viên đều “sốc” vì không hề biết thông tin trường bị giải thể, trong khi lãnh đạo sở GD-ĐT TP.HCM lại nói việc giải thể là do trường tự đề xuất.

Theo Thanh Niên Online ngày 8.5, một giáo viên của Trường Lý Tự Trọng cho biết: Công văn của Sở GD-ĐT TP.HCM gửi UBND TP.HCM có giải thích việc giải thể trường Lý Tự Trọng là làm theo Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ. Trong nghị định này nêu rõ các điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: Không còn chức năng, nhiệm vụ; ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập; theo yêu cầu về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng theo giáo viên này, cả ba điểm trên đều không áp dụng được với Trường Lý Tự Trọng vì trường đang tổ chức đào tạo rất tốt, năm nào cũng có bằng khen, có giáo viên của trường còn nhận được bằng khen của Chính phủ. Về quy hoạch mạng lưới, Trường cao đẳng Lý Tự Trọng đã được cấp đất ở Củ Chi theo chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành.

Vậy thì lý do gì để đóng cửa ngôi trường này? Câu trả lời này chắc rằng sẽ chỉ có Sở GD-ĐT TP.HCM hăng hái trả lời nhất.

Vậy có nên giữ lại ngôi trường này không? Tôi cũng chắc rằng có hàng ngàn, hàng vạn người được hỏi sẽ có chung câu trả lời: Nên. Và đi kèm đó sẽ có rất nhiều giải pháp được đưa ra để giữ lại ngôi trường này.

Có nhiều lý do để không thể đóng cửa trường học này, mà lý do cấp bách nhất đó là hàng năm số học sinh lớp 9 trên địa bàn tốt nghiệp từ 5.000-6.000 em, trong khi cơ sở vật chất các trường THPT ở quận Tân Bình chỉ đủ khả năng tuyển được 50%. Nghĩa là áp lực học sinh được vào trường công ở khu vực này rất lớn. Trường Lý Tự Trọng đã chia sẻ và vẫn đủ khả năng chia sẻ gánh nặng này cho địa phương.

Toàn xã hội đang tâm huyết với việc đầu tư xây dựng thêm nhiều trường học hơn nữa cho con em chúng ta. Giáo dục là nền tảng cho sự vươn lên của quốc gia. Không thể vì lý do này hay lý do nọ mà đi ngược lại với điều này.

Lê Ngọc Khanh (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một công chức làm việc tại TP.HCM