Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts
Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts

Tuesday, September 1, 2015

Đi làm vào dịp Quốc khánh hưởng 400% lương so với ngày thường

Standard

VOV.VN - Tiền lương làm ngày 2/9 bằng 400%, nếu vào ban đêm ngày 2/9 sẽ được hưởng thêm 90% tiền lương của ngày bình thường.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người băn khoăn tiền lương, tiền thưởng đi làm dịp nghỉ lễ này sẽ được tính như thế nào?

Về tiền lương, theo Điểm đ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương vào ngày 02/9/2015.

Nếu người lao động đi làm vào ngày 02/9/2015 thì tiền lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày (Tổng tiền lương được hưởng là 400% tiền lương của ngày bình thường).

Ngoài ra, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm vào ngày 02/9/2015 sẽ được hưởng thêm 90% tiền lương của ngày bình thường (Tổng tiền lương được hưởng là 490% tiền lương của ngày bình thường).

Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Theo đó, Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường XMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% X Số giờ làm thêm hoặc Số sản phẩm làm thêm.

Mức 150% hoặc 200% hoặc 300% theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.

Tiền lương làm việc vào ban đêm = { Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 30% } X Số giờ làm việc vào ban đêm hoặc Số sản phẩm làm vào ban đêm.

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ={Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngX Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường hoặc Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngX Mức ít nhất 30% + 20% X Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; hoặc Đơn giá tiên lương sản phẩm vào ban ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương } X Số giờ làm thêm vào ban đêm hoặc Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm.

Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 08/8/2015 và các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/3/2015.

Mức tiền lương trên là mức ít nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Luật pháp, khuyến khích người sử dụng lao động trả lương càng nhiều càng tốt.

Về tiền thưởng, theo Khoản 1 Điều 103 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định thưởng cho người lao động.

Như vậy, tiền thưởng dịp Quốc khánh 02/9/2015 của người lao động là không bắt buộc và do người sử dụng lao động quyết định.

“Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”- Điều 103, khoản 2– Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ./.
An Nhi/VOV.VN   


Monday, October 27, 2014

Phỏng vấn xin việc ở Google chưa bao giờ quá 30 phút

Standard
Dù chỉ là một đợt tuyển nhân viên thông thường hay cần tìm kiếm một vị trí quan trọng cho công ty, những cuộc phỏng vấn xin việc ở Google cũng chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 30 phút. Vậy trong 30 phút đó, những nhà tuyển dụng của Google liệu có thể nhìn thấy tiềm năng của các ứng viên?
“Là một nhà tuyển dụng, điều bạn muốn chỉ là tìm hiểu về ứng viên và đặt ra những câu hỏi cần thiết, vậy nên không có lý do gì để cuộc phỏng vấn kéo dài quá 30 phút cả”, đó là những gì mà Chủ tịch Google Eric Schmidt và cựu phó chủ tịch phụ trách sản phẩm Jonathan Rosenberg viết trong cuốn sách "Google làm việc như thế nào".

Hai nhân vật kỳ cựu của Google tuyên bố, "Thời gian phỏng vấn ngắn hơn cũng giống như một bữa ăn giàu protein và ít chất béo hơn vậy. Không có thời gian cho những câu hỏi vụn vặn hoặc vô nghĩa. 30 phút là vừa đủ để buộc mọi người tập trung hết sức vào một cuộc thảo luận quan trọng". Một ứng viên có thể đã trải qua nhiều cuộc phỏng vấn với các nhân viên khác nhau của Google, nhưng thông thường điểm chung của các cuộc phỏng vấn này đều là thời gian chỉ gói gọn trong 30 phút. Google tin tưởng những nhà tuyển dụng của mình, họ tin rằng những ấn tượng ban đầu mà ứng viên tạo ra trong khoảng 30 phút phỏng vấn sẽ đủ để  xác định liệu người này có được lên lịch phỏng vấn tiếp hay không. Google cũng tự hạn chế số lượng một đợt phỏng vấn cho mỗi nhân viên tối đa là năm lần, bất kể tầm quan trọng của vị trí ứng tuyển.

Những cuộc phỏng vấn xin việc ở Google chỉ gói gọn trong vòng 30 phút. Ảnh Business Insider

Tuy nhiên trong lịch sử công ty cũng có những ngoại lệ về số lần phỏng vấn một ứng viên. "Trong những ngày chúng tôi mới bắt đầu làm việc ở Google, có một ứng viên đặc biệt đã được phỏng vấn đến hơn 30 lần, và sau đó chúng tôi vẫn không thể quyết định có nên thuê anh ấy hay không", Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg tiết lộ.

Schmidt và nhóm của ông quyết định theo dõi trực tiếp những cuộc phỏng vấn xin việc để thu được hiệu quả tối đa. Họ nhận thấy nếu ứng viên vượt qua được vòng phỏng vấn đầu tiên, khả năng ứng viên trúng tuyển đã lên đến 75%. Tiếp đó, khả năng này sẽ dần dần tăng lên 85% qua bốn cuộc phỏng vấn tiếp theo và thường là sau đó ứng viên sẽ được nhận. Đồng thời, Google làm tròn số lượng các cuộc phỏng vấn lên đến con số năm, “bởi các nhà khoa học máy tính chỉ ra 5 là một số nguyên tố” - Schmidt và Rosenberg bông đùa.

"Hãy nhớ rằng xét từ quan điểm của nhà tuyển dụng, mục tiêu của cuộc phỏng vấn là để lắng nghe ứng viên đưa ra ý kiến, quan điểm về một vấn đề. Đó phải là một ý kiến mạnh mẽ, dứt khoát. Và người tuyển dụng không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc hỏi han những điều không liên quan."

Theo:  VietQ.vn 


Monday, May 5, 2014

6 cách “lừa đảo não bộ” khiến con người làm việc chăm chỉ hơn

Standard

Cùng tìm hiểu những thủ thuật siêu dễ giúp não bộ tập trung, làm việc hiệu quả hơn. Hẳn ai trong chúng ta cũng có những lúc cảm thấy chán nản, thiếu động lực khi bắt đầu làm một công việc nào đó. Có người chơi thể thao, đọc sách, xem phim… để lấy lại cân bằng và sự tập trung cho não bộ.

Bên cạnh những giải pháp này, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra vài bí kíp nhỏ khác giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5, cùng tìm hiểu một vài cách “lừa” não bộ để giúp bạn tăng khả năng tập trung và chăm chỉ hơn trong công việc.

1. Lên danh sách việc cần giải quyết, sắp xếp từ dễ đến khó

Khi ở trong trường hợp còn quá nhiều việc chưa được giải quyết mà thời hạn sắp hết, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy căng thẳng và đôi phần mất tập trung. Một số người sẽ đâm ra chán nản, có xu hướng “giải trí” bằng cách đọc truyện tranh, lướt web…


Thế nhưng, giáo sư triết học John Perry ở ĐH Stanford gợi ý chúng ta có thể lợi dụng tính chần chừ này để tăng hiệu suất làm việc. Rất đơn giản, hãy viết ra một danh sách nhỏ gồm một việc quan trọng nhất cần giải quyết và một số việc ít quan trọng hơn cần làm. Bạn nhớ viết những việc nhỏ, dễ lên trên đầu danh sách và tăng dần mức độ.


Kết quả là não bộ sẽ nhận ra rằng những việc nhỏ kia có vẻ dễ làm hơn và không quá áp lực, để rồi bắt tay vào làm. Vậy là chúng ta không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ khác. Thêm nữa, khi có nhiều việc nhỏ trong danh sách, độ “đáng sợ” của việc khó nhất cũng phần nào giảm xuống và khiến ta có tâm lý thoải mái hơn, từ đó làm việc năng suất hơn.

2. Sử dụng ánh sáng Mặt trời và giữ ấm cơ thể

Một thí nghiệm của ĐH Cornell (Mỹ) chỉ ra rằng, nnhiệt độ phòng quá lạnh sẽ khiến cho não bộ trở nên mất tập trung. Cụ thể, nếu hạ nhiệt độ phòng từ 25 xuống 20 độ C, số lượng lỗi làm việc của một nhóm người tham gia nghiên cứu tăng lên 44%.

Các nhà khoa học giải thích nếu nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ tập trung năng lượng cho việc giữ ấm. Thế là, não bộ nhận được ít năng lượng hơn và chúng ta cũng khó tập trung học hay làm việc tốt. Bởi vậy, bạn đừng nên để cơ thể quá lạnh – một cách để giúp não không bị phân tâm.


Một yếu tố quan trọng khác là cường độ ánh sáng tự nhiên cũng góp phần không nhỏ tới sự tập trung của não bộ. Việc tiếp xúc với ánh Mặt trời sẽ giúp não tăng cường độ tiết hormone cortisol từ tuyến thượng thận, giúp chúng ta dễ tập trung, hứng thú hơn trong công việc.

3. Làm việc tại quán cà phê

Một gợi ý thú vị khác là thay vì nhốt mình trong một căn phòng yên lặng và buồn tẻ, hãy tìm không gian hơi có tiếng ồn một chút như một quán cà phê đông khách ra vào để làm việc.


Theo Wall Street Journal, các nhà khoa học nhận thấy trong không gian có nhiều tiếng ồn, não bộ sẽ tự động tăng cường sự tập trung, giúp chúng ta cảm thấy chú tâm hơn. Tuy nhiên, không gian chúng ta lựa chọn cũng không nên quá ồn ào, nhộn nhạo, bằng không sẽ phản tác dụng.

4. Ngủ trưa để não có sức “nạp năng lượng”

Đã có không ít công trình nghiên cứu chứng minh lợi ích của một giấc ngủ trưa ngắn (15 – 20 phút) đối với hiệu suất làm việc của não bộ. Thậm chí, các công ty hàng đầu thế giới như Google hay Apple cũng đã cho phép nhân viên mình ngủ trưa trong thời gian làm việc.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ bao gồm nhiều chu kì nối tiếp nhau. Mỗi chu kì có 2 giai đoạn là NREM (non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động) và REM (rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh). Ở giai đoạn REM, các hoạt động của sóng não chậm lại và làm tăng cường khả năng ghi nhớ thông tin não bộ.


Trong nghiên cứu của ĐH California, những người tham gia được yêu cầu tìm một từ liên quan với cả 3 từ mà các nhà khoa học đưa ra. Sau lần làm bài đầu tiên, các tình nguyện viên được nghỉ ngơi.
Một số ngủ một lát, số khác ngủ sâu để đạt đến giai đoạn REM và số còn lại chỉ ngồi thư giãn. Sau đó, họ làm lại bài tập trên, nhóm ngủ đến giai đoạn REM làm tốt hơn hơn đến 40%, trong khi hai nhóm còn lại không tiến bộ gì.

5. Nghe một loại nhạc mới mẻ

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi nghe nhạc (hoặc bất cứ hành động nào gây thỏa mãn), não bộ sẽ tiết ra chất dopamine. Đây là một hợp chất dẫn truyền thần kinh, giúp việc dẫn truyền thông tin của các tế bào não trở nên dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, nồng độ Dopamine trong cơ thể càng lớn, động lực và hứng thú làm việc càng cao.


Vậy tại sao ta nên nghe một loại nhạc lạ, chứ không phải dòng nhạc ta quen thuộc? Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nếu nghe thứ nhạc quá quen, não sẽ liên hệ đó là tín hiệu của sự nghỉ ngơi và giải lao. Kết quả là não bộ sẽ lại trở nên “chây ì”.

6. Ngắm ảnh động vật “cute”

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Hiroshima (Nhật Bản) đã thực hiện một thử nghiệm thú vị sau. Một nhóm tình nguyện viên được cho xem bức ảnh đáng yêu của chó con, mèo con. Kết quả, hiệu suất làm việc của những người này tăng lên tới 44%.


Các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được nguyên nhân cụ thể của hiện tượng này. Có giả thuyết cho rằng, những hình ảnh đáng yêu của loài vật kích thích cảm giác muốn chăm sóc, bảo vệ con vật đó trong bộ não của chúng ta. Từ đó, khả năng tập trung nhằm thực hiện những ước muốn trên cũng tăng lên.

Những cách thức trên cũng sẽ chỉ giúp bạn chống lại sự xao nhãng trong ngắn hạn và không nên lạm dụng quá nhiều. Điều cốt lõi nhất giúp bạn hoàn thành tốt công việc vẫn là sự chăm chỉ, quyết tâm cũng như một thời gian biểu sắp xếp khoa học và hợp lý.

Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.net Dầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế web Hosting  Domain - Tên miền Web Nukeviet Trà Hà Thủ Ô Module Nukeviet Theme NukevietCMS Mua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website

Wednesday, November 13, 2013

Gian nan tìm việc làm cuối năm ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức.

Standard
Đó là nhận định chung của nhiều lao động đi tìm việc tại phiên giao dịch việc làm lần thứ XIII năm 2013 vừa được Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức.
Gian nan tìm việc làm cuối năm
Người lao động tìm việc tại phiên giao dịch
Phiên giao dịch việc làm tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lần này có 25 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với hơn 3.500 đầu việc. Các doanh nghiệp (DN) tuyển dụng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: tư vấn tài chính, bảo hiểm, xây dựng, dịch vụ du lịch, lao động phổ thông và may mặc. Theo TTGTVL tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì vì vào thời điểm cuối năm nên nhu cầu tuyển dụng của các DN không nhiều và chủ yếu tập trung tuyển lao động thời vụ là chính.
Cầm bộ hồ sơ xin việc trên tay, chị Trần Thị Liên (27 tuổi), nhà ở 295 Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thắng Nhất (TP.Vũng Tàu) ngán ngẩm khi chạy từ bàn này qua bàn khác mà vẫn không tìm được việc. 5 năm trước, chị Liên tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ra trường không xin được việc, chị Liên đành nhắm mắt xin vào làm giáo viên hợp đồng tại trường Trung cấp Dạy nghề ở quê với mức lương chưa tới 2 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2013, chị Liên vào Vũng Tàu tìm việc nhưng mãi vẫn không xin được việc chị phải xin bán hàng sim, điện thoại để kiếm sống. “Khi biết tin có phiên giao dịch việc làm này tôi rất mừng và hy vọng mình sẽ tìm được một công việc nào đó. Sau khi trực tiếp phỏng vấn tôi thấy cơ hội việc làm với mình rất khó”, chị Liên nói. Theo chị Liên, bản thân những người làm việc trái ngành như chị không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. “Tôi đã có kinh nghiệm về công việc hành chính. Trong khi các công ty vừa yêu cầu làm hành chính, vừa làm công tác nhân sự mình không thể làm đượ”.
Mong muốn tìm một công việc phù hợp để thử sức mình là nguyện vọng chung của nhiều ứng cử viên khi đến tìm việc làm tại phiên giao dịch việc làm tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lần này. Đặc biệt, nhiều người học chuyên ngành khác nhưng không tìm được việc nên phải chấp nhận tìm kiếm công việc phổ thông nhưng xem ra vẫn rất khó. Không riêng gì chị Liên mà Bùi Thị Hoa (22 tuổi) nhà ở TP.Bà Rịa tốt nghiệp ngành kế toán trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng cũng phải xin việc trái ngành. Hoa bảo: “Em đã làm rất nhiều bộ hồ sơ, nộp vào nhiều nơi nhưng mãi không thấy công ty nào gọi. Không xin được việc kế toán, em phải xin đi làm phục vụ cho một DN du lịch để vừa có tiền, vừa học hỏi kinh nghiệm”.
Gian nan tìm việc làm cuối năm
Các ứng viên đăng ký phỏng vấn nhưng nhu cầu tuyển dụng không nhiều
Với tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng cuối năm của các doanh nghiệp có phần hạn chế. Theo phản ánh của các đơn vị tuyển dụng tại phiên giao dịch lần này thì số lao động đáp ứng được nhu cầu rất ít. Bà Trần Thị Huyền Lan, nhân viên hành chính kế toán, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (Việt Nam) cho biết: “Vì yêu cầu công việc cuối năm nên chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng không giới hạn cho một số chức danh. Nhưng số người đăng ký tìm việc không nhiều và nhất là số ứng cử viên đáp ứng được nhu cầu của công ty chỉ được từ 1 đến 2 người trong số các hồ sơ dự tuyển”.
Được biết, đây là phiên giao dịch việc làm cuối cùng của năm 2013 tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Anh Phạm Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Tư vấn giải quyết việc làm (TTGTVL tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, năm 2013 trung tâm đã tổ chức 12 phiên giao dịch và giải quyết cho 3.600 lao động có việc làm. Mỗi phiên trung bình có khoảng 300 lao động được tạo điều kiện giải quyết việc làm.
Bài, ảnh: Nghinh Phong


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.net Dầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế web Hosting  Domain - Tên miền Web Nukeviet Trà Hà Thủ Ô Module Nukeviet Theme NukevietCMS Mua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website

Sunday, May 6, 2012

Ấn tượng đầu tiên trong công việc

Standard

  Cảm xúc con người bị chi phối khá nhiều bởi những ấn tượng đầu tiên. Một cá nhân trong công việc cũng vậy. Họ có thể để lại ấn tượng tốt hoặc xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp chỉ qua vài cử chỉ đơn giản. 
Khi đứng chờ lấy hành lý tại sân bay quốc tế Logan ở Boston, tôi chú ý tới một cậu thanh niên đi ngang qua. 
Ngay lập tức anh ta gây ấn tượng rất tốt với tôi bởi: 
• Vẻ mặt tự tin, thoải mái. 
• Tư thế, cử chỉ như một người lãnh đạo. 
• Bộ trang phục công sở cao cấp càng làm tăng tính chuyên nghiệp của anh ta. 
• Những bước chân sải nhanh khiến anh ấy thật mạnh mẽ. 
• Vóc dáng của anh khá cân đối nếu không nói có vẻ giống như vận động viên. 
Nhưng rồi bất ngờ, chỉ chưa đầy hai giây sau, quan điểm của tôi thay đổi hẳn. Tại sao ư? Anh ta thổi bong bóng kẹo cao su nổ bôm bốp. Trong giây lát, anh ta không còn là một thương gia hoàn hảo, sành điệu đã từng thu hút chú ý của tôi nữa. Chỉ một lỗi nhỏ đó đã xoá mờ đi hình ảnh của anh, từ một người lãnh đạo, anh ta trở thành một khuôn mặt bình thường như bao người khác trong đám đông mà thôi. 
Sự việc xảy ra đã nhấn mạnh tới một nguyên tắc quan trọng trong xử thế: Bất cứ những việc chúng ta làm, chúng ta nói hay vẻ ngoài chúng ta như thế nào đều có thể hoặc góp phần tạo dựng hoặc làm hỏng đi ấn tượng đầu tiên ta tạo ra với những người xung quanh. 
Để “ghi điểm” trong những lần gặp mặt đầu tiên thường là rất quan trọng, bạn cần nhận thức được những điều tiểu tiết. Bạn không nên tỏ ra quá phù phiếm hoặc tự đắc khi tự xét mình trước gương và nên tập dượt trước trong đầu những vấn đề chính yếu bạn sẽ nêu ra. 
Hãy thận trọng với 20 hành vi có thể làm hỏng ấn tượng về bạn sau đây: 
1. • Liên tục ngắt lời người nói chuyện. 
2. • Lấn át trong cuộc trò chuyện. 
3. • Nhìn chằm chằm người đối diện. 
4. • Đứng quá gần, lấn cả vào “không gian riêng” của người khác. 
5. • Nói chuyện điện thoại hoặc thậm chí để điện thoại đổ chuông. 
6. • Nhai cái gì đó, trừ khi bạn đang ăn trưa. 
7. • Đến muộn 
8. • Nói năng dài dòng 
9. • Đùa cợt quá lố 
10. • Mặc quần áo nhăn nhúm 
11. • Liên tục nhìn đồng hồ 
12. • Không lắng nghe, bỏ sót những điểm quan trọng 
13. • Phong thái vụng về 
14. • Ba hoa (căn bệnh nói quá nhiều chữ “tôi”) 
15. • Diện mạo và cách nói năng quá nhàm tẻ 
16. • Phàn nàn về điều gì đó 
17. • Gây ra những âm thanh khó chịu như gõ bàn chẳng hạn 
18. • Máy tính xách tay hoặc ca táp quá cũ. 
19. • Trình diễn Power Point không chạy. 
20. • Văn phòng bừa bãi giấy tờ khi ai đó ghé thăm. 

Cũng giống như Roger Ailes, ông chủ của hãng Foxnews đã nói trong cuốn sách You are the message rất kinh điển của mình: “Bạn là một thông điệp. Bản thân những lời lẽ đều là vô nghĩa trừ khi chính những gì còn lại trong con người bạn phải đồng bộ với chúng”. Hay như Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Anh nói gì to tát quá mà tôi không nghe rõ tiếng nào cả”.  


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN
Standard
Xu thế chọn việc: Lương cao hay chỗ làm tốt ?

Một câu hỏi luôn ám ảnh những bạn trẻ sắp ra trường: "Tìm nơi làm việc có thu nhập cao hay tìm chỗ làm tốt để dễ phát huy năng lực của mình?". Dĩ nhiên câu hỏi này chỉ dành cho những người có năng lực thực sự và có khát vọng lớn.

Thay đổi chỗ làm
Đa số sinh viên ta đều nghèo nên ai cũng nung nấu một khát vọng là phải kiếm thật nhiều tiền để được đổi đời. Đó là khát vọng chính đáng. Nếu công việc phù hợp và thu nhập cao thì đúng là "rồng gặp nước". Tuy nhiên, không phải ai có năng lực, có khát vọng cũng đều tìm được chỗ làm tốt. Không ít bạn trẻ vì quá sốt ruột trong việc kiếm tiền để được sớm đổi đời nên đành chấp nhận làm trái nghề.

Nhiều bạn trẻ quyết tâm trụ lại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh bằng những công việc chẳng dính dáng gì đến nghề mà mình đã "sôi nước mắt" suốt 4-5 năm ở trường đại học cả. Đa số những bạn này đều là những người xuất thân từ nông thôn, gia đình đang ở các tỉnh, mà các tỉnh ấy lại rất cần những bạn trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản. Thế nhưng, dù quê nhà có "kêu gọi" khản giọng rằng phải về quê để "cống hiến" thì tất cả đều nhận từ các bạn trẻ ấy những cái lắc đầu dứt khoát.

Nguyễn Thanh Tân, tốt nghiệp khoa CNTT, Đại học Bách khoa TP HCM đã ba năm nay, được người thân "loby" cho một chỗ làm khá "ấm lưng" ở quê, song anh ta kiên quyết không về vì "lương ba cọc ba đồng, lại ngồi chơi xơi nước thì về làm gì?" như cách trả lời của Tân. Chỉ trong ba năm kể từ ngày ra trường mà Tân đã qua đến 7 cơ quan, ngồi chưa ấm chỗ ở cơ quan này lại xin nghỉ để sang cơ quan khác nếu như thấy ở đó thu nhập hấp dẫn hơn, dù không thật sự phù hợp với nghề.

Khát vọng kiếm được thật nhiều tiền để đổi đời mà Tân nung nấu ấy vẫn còn đang ở phía trước. Tuy nhiên, quá sốt ruột như thế cũng chưa hẳn đã tốt vì trong 7 cơ quan mà anh ta đã qua, cũng có những nơi mà Tân có thể phát huy năng lực của mình về chuyên môn để có thể tiến xa hơn trong nghề nghiệp của mình, song với mức thu nhập 6 triệu/tháng thì cũng khó mà "đổi đời" từ đồng lương ấy. Luôn luôn "thay đổi chỗ làm" đang là "mốt" của các bạn trẻ hiện nay.

Từ chối ... thu nhập cao?
Có một bộ phận khác suy nghĩ ngược lại với xu thế hiện nay. Nhóm này cũng nuôi khát vọng nhưng không phải để kiếm thật nhiều tiền dù đồng tiền mà họ kiếm được từ khát vọng ấy cũng sẽ không hề nhỏ nếu con đường mà họ chọn được hanh thông sau này. Từ Đình Du, tốt nghiệp đại học loại giỏi, rất nhiều cơ quan "đăng ký" song anh từ chối mà xin giảng dạy tại một trường đại học ở TP HCM, dù là trường bán công. Du nói: "Cơ hội để đi xa hơn trong sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn nếu như giảng dạy tại trường đại học. Tôi chọn chỗ "kém hấp dẫn hơn" là vì thế".

Còn nhớ, cách đây chừng 6-7 năm, lúc Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn liên danh với Nga, nhiều kỹ sư rất có năng lực nộp đơn xin nghỉ việc dù ở nhà máy này, lương của họ mỗi tháng 12-15 triệu. Việc "từ chối thu nhập cao" này là có lí do của nó. Đó là những năm khó khăn nhất của nhà máy lọc dầu vì không thể triển khai được. Nhiều kỹ sư hầu như không biết làm gì, tương lai về nhà máy lọc dầu ngày ấy lại rất tù mù. "Tôi muốn làm việc chứ không muốn ngồi không để nhận lương, dù lương rất cao". Một kỹ sư đã nói như vậy, dù công việc của anh ta sau này tại TP HCM chỉ khoảng 6 triệu/tháng. Không ít trí thức trẻ hiện nay sẵn sàng "lắc đầu" nếu như công việc ấy không phù hợp với mình, dù đồng lương ở đấy thật hấp dẫn.

"Tự trọng" là một đức tính đang tồn tại ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Không hẳn tất cả đều "tham tiền" như xã hội vẫn nghĩ về họ. 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN

Đâu là điểm gặp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng?

Standard

Sáng ngày 29.3, tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với 6 đơn vị đang hoạt động trên địa bàn thủ đô, trực tiếp tuyển dụng lao động. 278 chỉ tiêu là con số thật hấp dẫn trong ngày tuyển dụng trực tiếp này, song cả nhà tuyển dụng lẫn các ứng viên đều chưa tìm được "tiếng nói chung".

Vậy, đâu là điểm gặp của họ?
Yêu cầu của cả 6 công ty tuyển dụng người đều không quá khó. Thậm chí có công ty còn tuyển cả lao động phổ thông chứ không hẳn là những người có tay nghề cao hoặc ứng viên đã tốt nghiệp đại học "bằng giỏi, bằng khá" như lâu nay vẫn nghe, vẫn gặp. Ấy thế mà trọn một buổi sáng, các nhà tuyển dụng vẫn không tìm đủ số chỉ tiêu đề ra, còn số ứng viên "thất vọng" ra về vì không được chọn cũng không phải ít.

Sốt ruột tìm việc
Điều khá ngạc nhiên cho các nhà tổ chức lẫn nhà tuyển dụng là, trong số hàng trăm thanh niên đến tìm việc, có rất nhiều bạn trẻ đang học năm cuối cùng ở các trường đại học. Họ quá sốt ruột với chuyện tìm một chỗ làm ngay sau khi ra trường.

Bùi Thị Huyền Trang, sinh viên năm cuối Đại học Thương mại cho biết: "Tôi muốn thử sức mình, may ra tìm một chỗ làm tạm được để tích lũy kinh nghiệm cho sau này".

Còn bạn Nghiêm Đức Thức, học năm cuối Đại học Giao thông thì khẳng định ngay với nhà tuyển dụng khi được hỏi: "Sao không tìm cơ quan nào phù hợp với nghề mà ứng thí vào một cơ quan kinh doanh?". "Tôi thích lĩnh vực kinh doanh và tích lũy tri thức cho mình qua công việc mà tôi chọn hôm nay".

Nhà tuyển dụng không hề "khó dễ" với các ứng viên "sốt ruột" này, song để lọt vào mắt xanh của họ quả là không dễ. Đa số nhà tuyển dụng đều muốn có một đội ngũ nhân viên lành nghề, nhanh nhạy và "gắn" với công ty lâu dài chứ không phải họ là nơi để các bạn trẻ "thể nghiệm" công việc hoặc tích lũy kinh nghiệm cho tương lai.

Tư tưởng "nhảy lò cò" của các bạn trẻ trong chuyện tìm việc đã khiến các nhà tuyển dụng phải dè dặt khi tuyển.

Đâu là điểm gặp?
Điểm gặp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên không nhiều ngoài những lý do trên còn có nguyên nhân nữa là ứng viên không đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Trực tiếp nghe các nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên mới biết rằng để len chân vào một công ty nào đó tại Hà Nội là rất khó khăn. Người hỏi luôn đặt ra các tình huống giả định với ứng viên. Họ "quay" các ứng viên như chong chóng. Những câu hỏi đầy bất ngờ, những tình huống khá éo le mà nhà tuyển dụng đặt ra, nếu ứng viên không đủ tự tin lẫn tri thức, kiến thức thì dễ bị "out".

Ví như chị Hồ Thị Hạnh, đại diện cho Công ty Thương mại tiếp thị Bến Thành không cần kiểm tra trình độ ngoại ngữ của ứng viên nhưng vẫn có thể loại được những người không đủ trình độ tiếng Anh giao tiếp.

Chị Hạnh cho biết: "Tôi đặt tình huống giả định, chẳng hạn như trong yêu cầu tuyển dụng thì có việc nhân viên đó thi thoảng có cuộc đàm phán với đối tác là người nước ngoài để mua hàng cho công ty. Ứng viên nào mà ấm ớ tiếng Anh, nghe yêu cầu như vậy, tự động đứng dậy chứ không cần phải đợi hỏi thêm".

Nhưng thi thoảng, nhà tuyển dụng vẫn "gặp" được ứng viên của mình. Đó là khi nhà tuyển dụng "nhìn" thấy tiềm năng của ứng viên chứ không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trong buổi phóng vấn.

Quan sát các ứng viên được lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng thì thấy rằng đa số họ là những người tự tin, thông minh và rất "nhạy" trước các câu hỏi.

Ứng viên phải làm gì?
Trước hết là phải nắm kỹ thông tin mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Có người đến nơi tuyển dụng rồi hỏi trống không: "Tôi mới học xong phổ thông, không biết có được không?". Hỏi một câu vu vơ như vậy, nghĩa là anh (chị) ấy chưa nắm một chút gì thông tin về ngày tuyển dụng cả.

Việc tối cần thiết nữa là ứng viên phải hết sức tự tin vào mình, đừng tỏ ra quá "sợ" nhà tuyển dụng. Khuôn mặt "sợ hãi" của bạn sẽ mách cho nhà tuyển dụng rằng, không nên nhận những người thiếu bản lĩnh như vậy vào công việc của công ty! Mà chuyện tự tin này là cả một quá trình rèn luyện chứ không dễ một sớm một chiều mà có được.

Tốt nghiệp đại học hẳn hoi nhưng có quá nhiều bạn còn rụt rè, sợ sệt như thế thì rất khó tìm việc. Một câu hỏi thường thấy ở nhà tuyển dụng: "Bạn có tham gia hoạt động gì ở trường không? Làm công tác Đoàn hay đội văn nghệ chẳng hạn?". Câu hỏi này hàm chứa câu trả lời rằng, nếu bạn tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia công tác xã hội nhiều thì bạn đang là người rất tự tin đấy!  


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN
Standard

Tìm việc: Định hướng chưa rõ ràng


Nhiều bạn SV vẫn chưa có định hướng công việc.

Hành trình lựa chọn công việc phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của bản thân không hề dễ dàng với các bạn trẻ. Sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều bạn vẫn loay hoay không biết chọn công việc gì.

Nguồn nhân lực trẻ đang bị hút vào các ngành nghề "hot" mà không tìm hiểu kỹ lưỡng công việc trước khi đăng ký. Không hiếm trường hợp vào đại học chỉ để vừa lòng bậc phụ huynh, học để lấy bằng rồi không biết làm gì với nó.

Trong một ngày hội tuyển dụng mới được tổ chức dành cho sinh viên, các bạn sinh viên rất phân vân khi điền vào dòng: vị trí mong muốn. Có bạn trong mỗi tờ đơn xin việc điền một vị trí khác nhau và rải hàng chục bộ hồ sơ như vậy.

Đứng ở vị trí nhà tuyển dụng, ông Nguyễn Thanh Hải, Phòng Nhân sự Ngân hàng SEAbank nhận xét: "Các bạn trẻ đã có định hướng nhưng chưa rõ ràng và logic. Còn lại, phần lớn chưa biết được họ đang mong muốn gì, đang ở đâu và phải đến đích như thế nào".

Nhiều bạn nhảy việc vì muốn được thử những công việc khác nhau do chưa có kinh nghiệm và định hướng khi còn đi học. Họ không đặt thu nhập là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn chỗ làm, đơn giản họ chỉ muốn được làm việc để xem mình có phù hợp không.

Khi chuyển sang một công việc mới, các bạn sẽ phải làm lại từ đầu. Với môi trường mới, khởi đầu với mức lương thử việc và tốn nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời: công việc có phù hợp với mình không?

Phùng Tiến Công, Giám đốc Công ty Intermedia nói: "Rời trường phổ thông, các bạn trẻ rất mông lung về định hướng nghề nghiệp. Học xong đại học, nhiều sinh viên mới đi tìm định hướng và kinh nghiệm làm việc. Thời gian học đại học sẽ rất lãng phí".

Người Việt trẻ năng động-Phùng Tiến Công đang hài lòng với công việc nhưng đối với anh tìm được bến đỗ không có nghĩa là dừng lại. Khi tìm thấy điều mới, cần tiếp tục theo đuổi. Theo kinh nghiệm quản lý nhân sự của Tiến Công, thu nhập chưa phải yếu tố quan trọng nhất.

Phùng Tiến Công cho biết: "Thu nhập trong công ty Intermedia chưa so sánh được với mặt bằng chung trong ngành CNTT. Nhưng tôi cố gắng tạo ra môi trường mới để các bạn trẻ thử sức và đem đến điều họ cần nhất: kinh nghiệm làm việc".

Mỗi công ty và nhân viên của mình đều có con đường phát triển riêng. Để đi đến bến đỗ, người lãnh đạo cần tìm ra điểm chung để hai con đường đến gần nhau hơn. Nếu không hòa hợp được với nhau, người lao động nên ra đi để tìm công việc phù hợp hơn với mình.

Phùng Tiến Công kết luận: "Tôi đã phải "vật vã" để tìm đến bến đỗ của công việc. Tôi rất say mê với công việc hiện tại, nhưng chưa chắc đã gắn bó suốt đời vì cần phải đặt ra mục tiêu phát triển cho sự nghiệp của mình".

Để biết mình phù hợp với công việc gì, các bạn sinh viên nên sắp xếp thời gian để kiếm việc làm thêm. Kinh nghiệm làm việc sẽ giúp rút ngắn thời gian cân nhắc chọn việc sau khi ra trường.  


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN

Tự hỏi trước khi nhận việc

Standard

  Xin chúc mừng bạn nếu bạn vừa nhận được một lời đề nghị làm việc. Nhưng trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận công việc đó, bạn nên trả lời những câu hỏi sau đây. 

Bạn có được trả lương xứng đáng không? 
So với lương của những người đang làm ở vị trí tương tự thì lương của bạn thế nào? Mặc dù tiền không phải là điều quan trọng nhất nhưng bạn cần được trả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. 

Bạn đã gặp sếp mới của mình chưa? Bạn thấy mình có thể có mối quan hệ tốt với người đó không? 
Bạn không nên và không cần thiết phải là bạn thân của sếp nhưng giữa bạn và sếp cần phải có một mối quan hệ tốt. Những nhận xét ban đầu có thể không chính xác nhưng bạn cũng nên tin vào cảm giác của mình. 

Bạn đã biết gì về đồng nghiệp? 
Bạn chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu về đồng nghiệp tương lai của mình nhưng bạn đã được đưa đi để giới thiệu một vòng, như vậy ít nhất bạn cũng đã nhìn thấy họ. Bạn thấy họ có vẻ thân thiện không? Bạn cứ thử tính lượng thời gian bạn phải “ở” cùng với họ bạn sẽ thấy quan hệ tốt với đồng nghiệp quan trọng như thế nào. 

Bạn sẽ thấy phù hợp với không khí làm việc này chứ? 
Một số văn phòng có không khí làm việc rất nghiêm túc trong khi đó lại có những văn phòng có vẻ ít nghiêm túc hơn. Bạn thấy mình phù hợp với kiểu văn phòng nào? Nếu bạn thực sự thấy mình không thoải mái với môi trường làm việc mới thì hãy cân nhắc một chỗ làm việc khác. 

Công việc mới thuận lợi về vấn đề đi lại với bạn chứ? 
Mất 1, 2 tiếng để đi phỏng vấn là chuyện nhỏ nhưng ngày nào bạn cũng phải tốn một khoảng thời gian như thế để đi và về thì là chuyện khác, lại còn chưa kể thời gian tắc đường và những hôm thời tiết xấu. Hãy xem xét cẩn thận vấn đề này.   


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN

Friday, November 18, 2011

5 cách "làm khó" nhà tuyển dụng

Standard
Bạn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ vỡi nhà tuyển dụng ngay từ đầu? Bạn muốn làm chủ cuộc phỏng vấn để thể hiện cá tính của mình? Tuy nhiên, hãy cẩn trọng bởi nếu quá thể hiện bạn cũng có thể bị "nock – out" ngay từ đầu.

5 cách sau đây có thể giúp bạn làm được điều đó. Song cũng không phải dễ dàng sử dụng.

1. Tìm kiếm quá nhiều thông tin trước khi nộp đơn xin việc 
Trước khi nộp đơn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn không lãng phí thời gian để xin vào những vị trí không tương xứng với mình. Vì thế bạn có thể làm một số việc sau:

-Tìm các công việc mình yêu thích, gọi điện cho nhà tuyển dụng và bày tỏ những mong muốn của mình (thậm chí không ít ứng viên còn cố gắng níu kéo cuộc gọi cho đến khi nhà tuyển dụng đồng ý gọi lại cho bạn); hỏi một số thông tin liên quan đến công việc và công ty.

-Hỏi về lương bổng, tiền trợ cấp, tiền thưởng, chế độ nghỉ và bất cứ điều gì bạn cho rằng chúng quan trọng.

-Cuối cùng là yêu cầu nhà tuyển dụng gửi fax hoặc email lại cho bạn.

2. PR bản thân bằng một lá thư xin việc 

Bắt đầu lá thư xin việc với một lời tuyên bố mạnh mẽ: "Tôi rất mong được làm việc tại vị trí này."
Sau đó, giải thích tại sao bạn lại lựa chọn công việc này. Chẳng hạn: "Vị trí này không những phù hợp với mức lương tôi mong đợi mà chắc chắn nó sẽ cho tôi nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát triển."

Thậm chí, nếu nhà tuyển dụng không hỏi xem bạn yêu cầu mức lương bao nhiều thì cũng nên bày tỏ mong muốn ở một mức tối thiểu để hi vọng công ty sẽ có thêm tiền thưởng, và một số phúc lợi khác.

3. Bạn cho mình là chủ cuộc phỏng vấn 



Tới muộn để tránh phải ngồi chời đợi người phỏng vấn.

Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn đưa ra những câu hỏi thể hiện sự thông minh của mình. Ví dụ "Hiện tại, chiến lược của công ty là gì?". Khi người phỏng vấn trả lời, bạn nối tiếp với một câu ngắn gọn: "Nếu tôi được tuyển dụng, tôi tin rằng với khả năng của mình, tôi có thể đem lại sự thành công cho công ty." Nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có thể làm được gì để giúp cho sự phát triển của công ty, bạn lại miêu tả những công việc bạn sẽ làm một cách khái quát, mơ hồ.

Liên tục ngắt quãng người phỏng vấn khi họ đang nói. Thậm chí, khi người phỏng vấn cố gắng nói về vấn đề gì đó, và bạn lại đang cần nhấn mạnh về một chủ đề khác, bạn lờ chúng đi và nói to hơn họ bởi vì bạn nghĩ rằng những điều nhà tuyển dụng vừa nói thực sự không quan trọng.
Trong suốt buổi phỏng vấn, nếu ai đó gọi điện, bạn vẫn sử dụng điện thoại.

4. Tạo sức ép với nhà tuyển dụng sau phỏng vấn 


Sau cuộc phỏng vấn, bạn vẫn tiếp tục liên lạc với người phỏng vấn để và nói rằng bạn cần sự phản hồi nhanh chóng từ phía công ty.

Khi nhà tuyển dụng miễn cưỡng trả lời, bạn tạo sức ép để họ buộc phải đưa ra các thông tin.

Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả, bạn có thể tranh luận và tìm ra những minh chứng để chứng minh rằng kết quả đánh giá đó là chưa hợp lí. Nếu bạn mạnh mẽ và có những lí lẽ thuyết phục, có thể bạn sẽ được tuyển dụng. (Hơi khó đấy!)

Nếu người phỏng vấn nói rằng người khác đã vào vị trí đó rồi, bạn cần phải yêu cầu lí do tại sao họ lại chọn người đó chứ không phải là bạn. Bạn nên kiến nghị lên giám đốc nhằm thuyết phục sếp cân nhắc trường hợp của mình.

5. Theo đuổi đến cùng 


Liên tục gọi điện và gửi email với bất kỳ lí do nào:

- Tìm kiếm thêm thông tin

- Xin được hướng dẫn cách viết đơn xin việc

- Hỏi xem họ đã nhận hồ sơ của bạn chưa

- Hỏi xem cần phải mặc như thế nào trong buổi phỏng vấn

- Mong muốn được hồi âm sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc

- Hỏi xem họ đã nhận được thư cảm ơn của bạn hay chưa

- Hỏi xem quyết định cuối cùng của họ ra sao

- Yêu cầu lời giải thích tại sao bạn lại không được tuyển dụng

- …..

5 cách trên có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên cũng không phải là tốt cho bạn bởi mạnh mẽ quá sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu.

5 cách khiến nhà tuyển dụng ngao ngán

Standard
Trong buổi phỏng vấn, bạn có thể áp dụng những ý tưởng sau, để khiến nhà tuyển dụng phải ngao ngán, đồng thời kết thúc nhanh buổi hỏi đáp nhạt nhẽo

"Ăn mày" thông tin trước khi xin việc 

Khi đọc được thông tin tuyển việc có vẻ thú vị, bạn gọi điện ngay cho nhà tuyển dụng và yêu cầu được nói chuyện với người chịu trách nhiệm về nhân sự. Khi đã gặp đúng người qua điện thoại (nếu cần, gọi điện liên tục cho tới khi họ đồng ý nhận cuộc gọi), hãy "quay" họ xung quanh nội dung công việc.

Hãy đặt những câu hỏi như: "Mức lương là bao nhiêu? Tôi được nghỉ bao nhiêu ngày? Văn phòng của tôi sẽ rộng ra sao?" và bất kì thứ gì khác mà bạn thấy quan trọng.

Kết thúc cuộc nói chuyện với việc nài nỉ họ fax hoặc gửi e-mail cho bạn bản mô tả nội dung công việc.

Viết một lá thư xin việc đầy ắp chữ "Tôi" 

Mở đầu lá thư xin việc với một câu thật ấn tượng như "Đây chính là vị trí mà tôi đã tìm kiếm bấy lâu". Sau đó tiếp tục giải thích những gì bạn muốn ở công việc này. Ví dụ như: "Tôi đang tìm kiếm một vị trí có thưởng hậu hĩnh. Làm ở đó, tôi có thể có thêm kinh nghiệm và có cơ hội theo đuổi các mối quan tâm của tôi". Nói thêm rằng bạn coi công việc này như bàn đạp tới những mục tiêu lớn hơn.

Thậm chí nếu nhà tuyển dụng không hỏi bạn về mức lương mong muốn, hãy cho họ biết mức lương tối thiểu họ cần phải trả cho bạn "cùng với tiền trợ cấp", nếu như bạn được nhận vào làm.

Cho họ biết ai là chủ của cuộc phỏng vấn 
Đến muộn để bạn không phải ngồi đợi nhà tuyển dụng. Trong cuộc phỏng vấn, hãy đặt những câu hỏi "thông minh" như "Công ty này làm gì?" Khi nhà tuyển dụng mô tả công việc, hãy trả lời: "Nhận tôi vào làm, ông/bà sẽ có thể đạt được một số thành công thực sự".

Giải thích cho họ biết tất cả những gì họ đã làm từ trước đến thời điểm này thực sự kém hiệu quả như thế nào. Đó là lý do tại sao bạn chẳng bao giờ nghe đến tên công ty này trước khi tình cờ đọc được mẩu tuyển dụng nhỏ trên báo.

Nếu được hỏi rằng bạn có thể làm gì cho công ty, hãy trả lời một cách chung chung mập mờ.

Liên tục cắt ngang nhà tuyển dụng. Nếu họ cố nói điều gì đó trong khi bạn đang đưa ra quan điểm, hãy lờ họ đi và tiếp tục nói to bởi những gì họ nói chẳng phải là vấn đề quan trọng gì, cái quan trọng là bạn được bày tỏ tiếp ý kiến riêng của bạn.

Bật điện thoại di động của bạn phòng khi trong quá trình phỏng vấn có ai đó gọi bạn với những lời đề nghị "béo bở" hơn.

Bám đuôi liên tục sau khi phỏng vấn 
Sau khi phỏng vấn, hãy liên lạc với nhà tuyển dụng và nói rằng bạn muốn có nhận xét về buổi trò chuyện để họ có thể tái khẳng định với bạn rằng bạn đã thể hiện rất tốt.

Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra miễn cưỡng khi trò chuyện, hãy gây sức ép buộc họ phải "nhả" thông tin. Liên tục gặp gỡ họ nếu cần. Thông tin đó có thể rất hữu ích cho bạn trong những cuộc săn tìm việc về sau.

Thêm nữa, nếu bạn không thích những gì nhà tuyển dụng nói, bạn có thể biện hộ rằng đánh giá của họ về bạn là sai. Nếu bạn đủ "mạnh miệng", có lẽ bạn sẽ thuyết phục được họ nhận bạn.

Nếu nhà tuyển dụng nói rằng họ đã nhận một người khác, hãy nài nỉ họ nói cho bạn biết lý do tại sao. Sau đó yêu cầu được nói chuyện với người đứng đầu công ty để cố gắng thuyết phục ông ấy/bà ấy thay đổi quyết định của nhà tuyển dụng và trao công việc vào tay bạn.

"Phát" liên tục cho đến khi họ gay gắt yêu cầu ngừng

Gọi điện và gửi e-mail không ngừng vì bất kỳ lý do gì như: 

- Để biết thêm về công việc

- Để nhờ giúp đỡ hoàn thành bản đăng ký trực tuyến của công ty

- Hỏi xem liệu họ đã nhận được thư xin việc của bạn chưa

- Hỏi xem bạn nên mặc gì khi đi phỏng vấn

- Hỏi về nhận xét của họ sau cuộc phỏng vấn

- Tìm hiểu xem họ đã nhận được thư cảm ơn của bạn chưa.

- Tìm hiểu xem khi nào họ sẽ đưa ra quyết định

- Yêu cầu giải thích vì sao không chọn bạn

...

Nếu bạn không nhận được công việc đầu tiên mà bạn xin, hãy xin việc ở tất cả các công việc khác mà công ty đang tuyển có liên quan chút đỉnh tới bất kỳ điều gì mà bạn đã từng quan tâm.

Trong tất cả cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng, hãy nói thật dông dài về bản thân bạn và cảm nghĩ của bạn.

Nếu bạn muốn kéo dài công cuộc tìm việc làm dai dẳng và vất vả, hãy cứ làm theo 5 cách trên.

Theo Dân trí

4 sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch

Standard
Bạn thường nghĩ: "Tôi hoàn toàn biết cách viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh". Thực tế: Có đến hơn 60% các bản sơ yếu lý lịch đến tay nhà quản lý nhân sự trong tình trạng sai sót, ngớ ngẩn và ngốc nghếch đến mức lố bịch.

Dưới đây là 4 lỗi thường gặp nhất, có thể "giết chết" bản sơ yếu lý lịch của bạn: 

Lỗi chính tả 

Theo điều tra của CareerBuilder.com, 63% các nhà quản lý nhân sự cho rằng lỗi chính tả là lỗi gây khó chịu nhất cho họ khi đọc một bản sơ yếu lý lịch. Tệ hơn, nhiều cử nhân đại học lại phạm những lỗi quá sơ đẳng của một học sinh tiểu học. Tất nhiên cử nhân này đã mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

"Khi viết xong bạn nên đọc lại ít nhất là 2 lần để soát lỗi và nếu có thể bạn nên nhờ một người nào đó biết rõ về bạn đọc và cho ý kiến" - Kay Larocca, một chuyên gia về sơ yếu lý lịch, cho lời khuyên.

Hồ sơ kiểu "tiện thể" 

Khi một nhà quản lý nhân sự đang tuyển chọn một chồng hồ sơ của các ứng viên, hồ sơ của bạn bị loại ngay từ đầu. Lý do không phải là bản sơ yếu lý lịch màu đỏ của bạn mà do bạn đã điền tới hơn 10 tên các công ty khác nhau ở phần "Kính gửi…".

Kiểu đánh máy tiện thể đó đã tạo cho bạn một hình ảnh cẩu thả, thiếu tôn trọng người nhận. Chỉ nên gửi một bản trong mỗi lần và ghi đích danh công ty mà bạn muốn nộp đơn. Hãy làm sao để khi đọc lý lịch của bạn, người tuyển dụng cảm thấy bạn chỉ đang quan tâm đến duy nhất công ty của họ mà thôi.

Bạn có xu hướng cá nhân thái quá 

Đừng đưa quá nhiều thông tin về sở thích cá nhân như trò thể thao yêu thích, bộ phim hay, cuốn sách hấp dẫn,… "Một vài người từng ghi cả thông tin họ là thành viên của một đội bóng chuyền của phường, thật lố bịch".

Đơn giản là bạn chỉ cần viết sao cho nhà tuyển dụng hiểu được rằng bạn phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng. Hãy đưa những thông tin về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn lên trên cùng của bản sơ yếu lý lịch bởi vì không ai muốn ngồi đọc hết 4 trang giấy mà vẫn chưa thấy thông tin cần tìm.

Địa chỉ liên lạc của bạn 

Nhiều bạn ghi rất kỹ địa chỉ nhà ở phần "Khi cần liên lạc với ai…". Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thời gian để đi gửi thư cho từng ứng viên ư? Dù bạn có chứng tỏ được mình đến mấy nhưng với một dòng địa chỉ thiếu chuyên nghiệp như vậy, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn trong danh sách gọi đến phỏng vấn.

Tốt hơn hết, hãy cho họ địa chỉ e-mail và số điện thoại.

Sau đây là một vài điều "Không nên" trong bản sơ yếu lý lịch

- Một bản sơ yếu lý lịch dài hơn một trang.

- Gửi kèm ảnh chân dung, ảnh tạo dáng,… Nhà tuyển dụng chỉ cần một bức ảnh thẻ 3x4 của bạn thôi.

- Liệt kê các việc mà cha mẹ bạn thuê bạn làm trong mục quá trình công tác

- Viết sai tên công ty.

- Liệt kê ít tên người tham khảo hoặc những người không đủ phẩm chất.

- Sử dụng loại giấy có hương thơm hoặc giấy có in hình nền hoa lá cành, tự trang trí các hình vẽ xung quanh. Điều này thực sự không cần thiết trừ phi bạn là một người làm đồ hoạ, thiết kế web hay có một số đòi hỏi khác nhằm thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

- Viết sai địa chỉ thư điện tử hoặc điện thoại của bạn. Đó là lý do khiến bạn không bao giờ nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp