Hôi miệng khiến cho người bệnh tự ti, mặc cảm thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm, ít tiếp xúc với mọi người. Để trị bệnh hiệu quả bệnh hôi miệng, các bài thuốc bằng thảo dược có tác dụng rất tốt.
Khốn khổ vì hôi miệng
Chị Bùi Lan Hương trú tại Trại Cá, Hai Bà Trưng, Hà Nội tâm sự, chị bị bệnh hôi miệng khá lâu, khoảng 7 năm.
Chị Hương kể, triệu chứng chị có thể tự cảm nhận được như rêu lưỡi luôn luôn trắng, đôi lúc ngả màu hơi vàng. Rêu lưỡi chiếm gần như toàn bộ lưỡi, mùi hôi thì không thể nào tả hết được.
Có lúc, chị Hương không nói thì mùi hôi vẫn xông ra ngoài theo hơi thở từ mũi. Khi nói về chứng bệnh, bản thân chị Hương cũng phải thừa nhận “phải nói rằng bản thân mình còn không chịu nổi, nó hôi “kinh khủng””
Suốt 4 năm đại học, với chị Hương thực sự cay đắng và khốn khổ. Chị không dám nói chuyện với ai, cảm giác tủi thân và tự ti, lúc nào cũng tự cô lập mình ở một góc lớp. “Mình sợ rất nhiều thứ: Sợ nói chuyện, sợ khi phải đi học, sợ ai đó lại gần hay ai đó ngồi gần”.
Chị đã khóc vì căn bệnh quái ác này quá nhiều. Chị càng cố gắng vệ sinh răng miệng như đánh răng 4,5 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước hương liệu, nhai kẹo cao su… nhưng không hết. Không biết làm thế nào, chị đã có lúc nghĩ mình sẽ nghỉ học trốn ở nhà.
Đông y chữa bệnh hội miệng như thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Đông y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Láng Hạ, Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây hôi miệng là do hở tâm vị.
Dạ dày là khối khép kín và được đóng mở bởi tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Khi rối loạn đóng mở tâm vị thì các dịch tiêt ra từ thức ăn ở dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản rồi lên miệng.
Thức ăn ứ đọng, dịch vị từ dạ dày… gây nên mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, mùi hôi còn gây ra các hội chứng như hôi miệng và các dấu hiệu ở lưỡi như rêu nhiều, vàng.
Nếu nguyên nhân hôi miệng là do hở tâm vị, để xử lý mùi hôi triệt để nhất cần điều trị dứt điểm việc rối loạn đóng mở van tâm vị ở dạ dày. Việc này, có thể sử dụng bài thuốc Đông y hoặc Tây y tùy theo từng người.
Theo bác sĩ Trung, bài thuốc trị hôi miệng gồm đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật ong tán nhuyễn làm thành viên. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g.
Ngoài ra, có thể dùng hương liệu xúc miệng như hương nhu 40g sắc với 200ml lít nước, cô đặc lại dùng để súc miệng hàng ngày. Nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngậm một lúc rồi nhổ ra.
Còn Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc BV Tai, Mũi, Họng Trung ương cho biết, hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. 50% các bệnh về tai, mũi, họng và 90% bệnh về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.
Người bị viêm amidan và viêm xoang cũng gây ra triệu chứng hôi miệng. Bởi những người bị viêm amidan, viêm xoang rất hay có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Đây chính là ổ chứa của hàng nghìn con vi khuẩn.
Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể xâm nhập qua đường họng vào máu gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận…
Đối với trường hợp bị hôi miệng do viêm xoang, bác sĩ Trung cho biết bệnh viêm xoang là bệnh là ở can, tỳ và vị.
Khi tỳ bị suy yếu thì nước dịch kết lại thành đờm, đờm này hợp với phong hỏa của can và vị thành đờm đặc quánh bám lại ở vùng cuống họng và xoang khiến khi ăn uống thức ăn dễ bị bám lại và gây ra mùi hôi.
Bài thuốc trị hôi miệng do xoang có thể dụng bạc hà 240g, xuyên khung 120g, kinh giới (bỏ cành, chỉ dùng lá) 120g, tế tân 40g, phòng phong 45g, bạch chỉ 60g, khương hoạt 60g, chích cam thảo 60g, tất cả tán bột mịn, ngày dùng 1 lần, mỗi lần 1 thìa café cho chút nước nóng vào làm thành bánh thuốc đặc, ngậm vào miệng mỗi buổi sáng, sau khi ngậm một lúc thì nuốt luôn thuốc.
Theo:http://tintucthuongnhat.com