Showing posts with label Điện thoại. Show all posts
Showing posts with label Điện thoại. Show all posts

Tuesday, April 10, 2018

Nghị định số 49/2017/NĐ-CP

Standard
Sẽ phạt tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT

Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 và Điều 30 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tấn số vô tuyến điện.


Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp viễn thông phải tuân thủ đầy đủ  và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quy định, chỉ được cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho thuê bao sau khi đã hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao của các cá nhân, tổ chức trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý đúng quy định.

Xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu tập trung để nhập, lưu giữ, quản lý thông tin trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ của thuê bao, bao gồm: thông tin thuê bao quy định tại khoản 5 Điều này; ngày bắt đầu sử dụng dịch vụ của thuê bao; trạng thái hoạt động của thuê bao: đang hoạt động, tạm dừng dịch vụ một chiều (chỉ nhận được cuộc gọi đến) hoặc tạm dừng dịch vụ hai chiều (không thực hiện được cuộc gọi đi và không nhận được cuộc gọi đến); số lượng số thuê bao mà cá nhân, tổ chức đang sử dụng; ngày chấm dứt sử dụng dịch vụ (đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng). Đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng dịch vụ cho cá nhân, tổ chức khác phải tiếp tục lưu giữ thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tối thiểu 2 năm.

Kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an theo quy định của pháp luật;

Xây dựng, tổ chức, thực hiện quy trình nội bộ để thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định;

Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định mức xử phạt đối với trường hợp đại lý và doanh nghiệp viễn thông nếu để xảy ra sai phạm. Mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của Bộ TT&TT hoặc của Bộ Công an. Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao có thể bị phạt tiền. Cụ thể, các mức phạt như sau:

Phạt từ 20.000 – 30.000 triệu đồng nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc không chứng minh thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với việc bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay là mua bán, trao đổi hoặc sử dụng SIM đa năng, thiết bị có chức năng kích hoạt sẵn dịch vụ cho SIM thuê bao không cần phải bẻ SIM để nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước cho SIM thuê bao.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi không được ủy quyền theo quy định.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định.

Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, toàn bộ hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2017.
Nguồn tin:  mic.gov.vn 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN


Nghị định 49/2017/NĐ-CP: Thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim rác, sim ảo

Standard
Ngày 24/4/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Trong những năm vừa qua, với chính sách mở cửa thị trường, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, thị trường viễn thông di động đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt hơn 120 triệu và được đánh giá là một trong những nước có mật độ thuê bao viễn thông trên 100 dân cao trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các thuê bao di động hiện nay là thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 95%), và số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác chiếm một tỉ lệ rất lớn.
Về cơ bản pháp luật hiện hành về viễn thông (Luật Viễn thông, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-CP, Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý thuê bao trả trước) đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ về việc quản lý thông tin thuê bao di động trả trước nhưng kết quả triển khai chưa được như mong muốn; tình trạng SIM thuê bao kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng, SIM rác vẫn còn tồn tại phổ biến.
 
Trong bối cảnh yêu cầu có được cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao chính xác để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP được ban hành với mục đích sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý thuê bao di động nhằm khắc phục các kẽ hở pháp lý, tăng tính hiệu quả và khả thi trong công tác quản lý thông tin thuê bao.
 
Cổng TTĐT Bộ TT&TT  xin giới thiệu những nội dung chủ yếu của Nghị định 49/2017/NĐ-CP để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm bắt và thực hiện Nghị định:
 
1. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác thiết lập được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền (không còn hình thức điểm giao dịch được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh).
 
2. SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
 
3. Với mỗi mạng viễn thông di động, cá nhân cần xuất trình giấy tờ và ký  xác nhận thông tin thuê bao đối với 3 số thuê bao di động trả trước đầu tiên, từ số thuê bao di động trả trước thứ tư trở đi, cần ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông. Đối với tổ chức phải cung cấp đầy đủ thông tin của mỗi cá nhân sử dụng từng số thuê bao mà tổ chức đăng ký.
 
20170905-ta1.jpg
 
Ảnh minh họa.
 
4. Doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy quyền; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin thuê bao.
 
5. Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các SIM thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý. Sau thời gian này, các điểm đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao đang hoạt động nếu không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này phải ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thông tin thuê bao, bán SIM.
 
6. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Nghị định này. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp phải đảm bảo toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp là đầy đủ, chính xác.
 
7. Người sử dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng số thuê bao đã được cung cấp; thực hiện việc giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông theo đúng các quy định của pháp luật khi chuyển quyền sử dụng số thuê bao. Tự kiểm tra thông tin thuê bao của mình trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc nhắn tin TTTB gửi 1414; Có trách nhiệm cập nhật lại thông tin thuê bao khi phát hiện thông tin thuê bao của mình không đúng hoặc khi nhận được thông báo của doanh nghiệp viễn thông về thông tin thuê bao không đúng quy định.
 
8. Nghị định đưa ra các mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể (doanh nghiệp viễn thông di động, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động, chủ thuê bao viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định. Một số quy định xử phạt đáng chú ý bao gồm:
 
- Phạt doanh nghiệp viễn thông di động với mức xử phạt cao (mức phạt lên đến 1.000.000 đồng trên mỗi số thuê bao) đối với việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Ngoài phạt doanh nghiệp, còn có thể phạt cả Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động đối với các sai phạm lớn (mức phạt lên tới 100.000.000 đồng). Ngoài ra còn các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như buộc doanh nghiệp viễn thông đi động nộp lại tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SEVI đối với các thuê bao được cung cấp dịch vụ vi phạm quy định.
 
- Phạt tiền doanh nghiệp viễn thông di động đến 30.000.000 đồng với mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
 
- Phạt tiền tổ chức, cá nhân đến 40.000.000 đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ; bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền;
 
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng để thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông./.

Nguồn tin: mic.gov.vn 

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN
WEBDESIGN - HOSTING - DOMAIN


Wednesday, May 6, 2015

4 điều tối quan trọng của điện thoại di động có thể cứu bạn lúc hiểm nguy

Standard
Toàn nhân loại hiện có trên 4 tỷ 550 triệu người dùng Điện Thoại Di Động cầm tay thuộc đủ các loại của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Thế nhưng không chắc có mấy ai biết được 4 chức năng tối quan trọng của Điện Thoại Di Động mà có khi giúp bạn thoát hiểm, thoát nạn.


Sau đây là "4 tuyệt chiêu của điện thoại Di Động cầm tay mà người dùng cần phải biết trong trường hợp khẩn cấp":

Trường hợp cần cấp cứu khi bạn ở bất cứ nơi nào trên trái đất:

Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ rằng số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112.

Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay nơi nào đó mà nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.

Khi bạn bấm số 112, điện thoại di động (Cell Phone) của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số ĐT cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Và điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn hãy thử nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi đó đi kẻo lực lượg cấp cứu sẽ tìm đến bạn đó nhé!


Khi bạn bị mất chìa khóa hoặc quên chìa khóa trong xe.

Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.

Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng điện thoại di động của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:

Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.

Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.

Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe bạn đang ở một thành phố nào đó sẽ được mở cửa.

Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái xe. Nhưng nếu rủi ro xảy ra, bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe, bạn có thể rút dây điện nối ở cái start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!



Trường hơp cần gọi điện thoại gấp mà điện thoại di động của bạn sắp hết Pin!

Máy điện thoại di động của bạn có một lằn vạch chỉ tình trạng Pin (Battery) của máy từ vạch đỏ số 0% đến đầy Pin là 100%. Khi bạn đang cần gọi điện thoại cho vợ, chồng hay người yêu, công việc gấp mà thấy vạch Pin nằm ở ngưỡng vạch đỏ 0% thì đừng lo nữa nhé. Bạn làm theo hướng dẫn đây:

Bạn hãy nhấn phím *3370# và sẽ thấy Pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng Pin đang có để giúp bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa. Số Pin này là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết Pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book... Khi bạn sạc (charge) lại Pin thì số Pin dự trữ này sẽ đầy lại trước khi sạc đầy vào Pin cho điện thoại.


Truy tìm máy điện thoại di động của bạn bị mất cắp, hoặc biết về xuất xứ nơi sản xuất máy điện thoại của bạn.

*Điện thoại bị ăn cắp

Điều này các bạn cần làm ngay khi phát hiện bị mất điện thoại: Bấm các phím *#06# thì lập tức màn hình điện thoại của bạn sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số Serial Number tức căn cước ID của máy điện thoại di động của bạn. Bạn phải ghi số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp ví của bạn.

Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng cho bạn biết về hàng số gồm 15 con số Serie này thì công ty đó sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được thì gọi cho công ty cung cấp dịch vụ điện thoại cho bạn mở ra để bạn tiếp tục sử dụng.

Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Ở Việt Nam thì không biết như thế nào; nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An Ninh Viễn Thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để kê khai đưa ra tòa án xét xử. Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại.

Nếu bạn đi ra Chợ Trời để mua lại các máy điện thoại di động đã sử dụng qua, giá rẻ thì hãy nhờ bấm phím *#06# để lấy ra hàng 15 con số, bắt người bán ký tên nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không bị ở tù oan nhé.



* Biết nguồn gốc sản xuất máy điện thoại di động của bạn thuộc quốc gia nào:

Bạn đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number kia. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang xài như sau:

- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá là tệ!

- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.

- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần-Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.

- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì má y bạn được sản xuất tại nước Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang vói hàng mã để đốt cúng kiếng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc Pin. Nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất của máy ĐT trước khi mua nhé bạn!

- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.




Theo: http://www.tinchieu.com/