Ngày 22/1 vừa qua, một người ở Mông Cổ đã công bố hình ảnh ghi lại cảnh tượng hai mặt trời giả xuất hiện cùng mặt trời thật, đây là một hiện tượng vật lý thú vị và vô cùng hiếm gặp.
Hình ảnh mặt trời giả xuất hiện đươc ITN công bố vào ngày 22/1, thời điểm chúng xuất hiện, tuyết đang phủ kín lãnh thổ Mông Cổ.
“3 mặt trời” cùng xuất hiện và nằm trên một đường thẳng, trong một ngày lạnh giá ở Mông Cổ
Mặt trời giả xuất hiện khi ánh sáng mặt trời khúc xạ qua những tinh thể băng hình bát giác trong đám mây lạnh ở trên cao. Ánh sáng khúc xạ theo góc 22 độ trước khi tới mắt người, tạo nên ảo ảnh.
Nếu các tinh thể băng phân bố một cách rất lộn xộn trong đám mây, người quan sát sẽ thấy một quầng sáng xung quanh mặt trời. Trong trường hợp chúng rơi dần xuống dưới, chúng sẽ xếp thành những hàng dọc. Khi đó ánh sáng sẽ khúc xạ theo phương ngang, tạo nên ảo ảnh của mặt trời. Cả mặt trời lẫn ảo ảnh của nó đều nằm trên cùng một đường thẳng.
Khi mặt trời đang mọc, mặt trời giả sẽ di chuyển xa dần so với mặt trời thật, song chúng vẫn nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mặt trời và từng ảo ảnh luôn bằng nhau và độ cao của chúng cũng luôn bằng nhau.
Ngày nay phần lớn chúng ta cảm thấy may mắn khi chứng kiến cảnh “3 mặt trời” cùng xuất hiện. Nhưng trong nhiều thế kỷ trước, người xưa coi cảnh tượng ấy là điềm gở.
Nếu các tinh thể băng phân bố một cách rất lộn xộn trong đám mây, người quan sát sẽ thấy một quầng sáng xung quanh mặt trời. Trong trường hợp chúng rơi dần xuống dưới, chúng sẽ xếp thành những hàng dọc. Khi đó ánh sáng sẽ khúc xạ theo phương ngang, tạo nên ảo ảnh của mặt trời. Cả mặt trời lẫn ảo ảnh của nó đều nằm trên cùng một đường thẳng.
Khi mặt trời đang mọc, mặt trời giả sẽ di chuyển xa dần so với mặt trời thật, song chúng vẫn nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mặt trời và từng ảo ảnh luôn bằng nhau và độ cao của chúng cũng luôn bằng nhau.
Ngày nay phần lớn chúng ta cảm thấy may mắn khi chứng kiến cảnh “3 mặt trời” cùng xuất hiện. Nhưng trong nhiều thế kỷ trước, người xưa coi cảnh tượng ấy là điềm gở.
Theo: http://moitruongvaphapluat.com.vn/
0 comments:
Post a Comment