Tuesday, April 12, 2011

Mây phóng xạ tiếp tục tồn tại trong môi trường Việt Nam

Standard
 Ngày 11/4, các trạm quan trắc tại Việt Nam vẫn phát hiện chất phóng xạ trong không khí tại Hà Nội, TPHCM và Đà Lạt. Dù vậy tất cả đều ở ngưỡng rất thấp. 
Theo báo cáo mới nhất từ Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam): hôm nay (11/4),  trạm quan trắc của Viện vẫn ghi nhận trong không khí ở Hà Nội vẫn còn dấu hiệu của đồng vị phóng xạ nhân tạo  (I-131, Cs-134 và Cs-137). Tuy nhiên, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Cùng đó, hôm nay trong không khí ở Đà Lạt và TPHCM cũng tiếp tục ghi nhận được đồng vị phóng xạ ở mức thấp tương tự tại Hà Nội. Từ những kết quả này, Cục An toàn bức xạ và hạt tiếp tục khẳng định chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày hôm nay so với thời gian trước đó.
Theo tính toán của các chuyên gia từ cuối ngày 9/4,  mây phóng xạ  thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vài ngày. Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian.
 
 
Kết quả tính toán phát tán phóng xạ của Cơ quan khí tượng Nhật Bản từ 10-13/4, giờ Nhật Bản. (Nguồn ảnh: VAEI)
 
Phía cơ quan chức năng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng thông báo tin tức mới nhất về nhà nhà máy Fukushima 1, Nhật Bản. Cụ thể, hiện các chuyên gia vẫn tiếp tục bơm khí ni-tơ vào bên trong lớp bảo vệ bê tông cốt thép của Tổ máy số để ngăn cản phóng xạ từ nhà máy này ra môi trường.
Trong khi đó, mực nước nhiễm phóng xạ cao trong máng bê tông gần Tổ máy số 2 tiếp tục tăng thêm 12 cm kể từ khi lỗ rò rỉ nước ra biển được bịt lại. Sau trận động đất ngày 7/4, nguồn cấp điện ngoài đã được khôi phục tại tất cả các cơ sở hạt nhân, và nước trào ra từ bể chứa nhiên liệu đã cháy của nhà máy điện hạt nhân Onagawa đã được dọn sạch.
P. Thanh

0 comments:

Post a Comment