Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts
Showing posts with label Chuyện lạ. Show all posts

Friday, January 30, 2015

Người bạch tạng bị săn lung “như những con vật”.

Standard
Người bạch tạng bị săn lung “như những con vật”. Nhiều người tin rằng các bộ phận cơ thể của người bạch tạng sẽ giúp họ giàu có, gặp may mắn, nên sẳn sàng trả giá cao để có được những “món hàng” này.
Những người bạch tạng tại Tanzania bị săn lùng không khác gì con vật. Không chỉ bị người ngoài tấn công, nhiều nạn nhân bị chính người thân yêu trong gia đình làm hại.
Tại đây, nhiều người sẵn sàng chi từ 3.000-4.000 USD để mua một cánh tay (hoặc chân của người bạch tạng). Toàn bộ cơ thể thì được bán với giá 75.000 USD.
Nhiều người bạch tạng tại Tanzania luôn sống trong sợ hãi
Những người này tin rằng khi mang các bộ phận của người bạch tạng đi làm phép, họ sẽ gặp may mắn và trở nên giàu có thêm.
Người bạch tạng trở thành đối tượng thường xuyên bị tấn công. Thống kê ban đầu chỉ ra có khoảng 74 trường hợp người bạch tạng bị giết chết, 59 trường hợp bị tấn công. Thậm chí, 16 ngôi mộ của người bạch tạng bị cướp thi thể.
Mới đây nhất, là trường hợp của cô bé Pendo Emmanuelle Nundi (4 tuổi). Vào tháng 12 vừa qua, chính quyền địa phương đã bắt giữ bố ruột và cậu của Nundi vì có liên quan đến sự mất tích của em.
 Nhiều người bạch tạng bị người khác tấn công cắt cụt tay
Tuy nhiên đến nay, cô bé vẫn chưa được tìm thấy. Các tổ chức từ thiện trong khu vực cho rằng, hi vọng tìm được Nundi rất mong manh. Cảnh sát tình nghi chính bố của Nundi có liên quan đến sự mất tích của em và nguyên nhân vì cơ thể của người bạch tạng được trả cái giá quá cao.
Cậu bé bạch tạng Mwigulu Matonange (mới 10 tuổi) bị hai người đàn ông lạ mặt tấn công khi đang trên đường đi học về. Hai kẻ lạ đã cắt cụt cánh tay trái của Matonange rồi chạy trốn vào rừng sâu. Vụ tấn công trên xảy ra vào tháng 2/2014.
Đối tượng bị tấn công không chỉ là trẻ em. Vào tháng 2/2013, một phụ nữ bạch tạng 38 tuổi đã bị chính chồng và 4 người đàn ông khác tấn công bằng rựa khi đang ngủ. Con gái 8 tuổi của cô kinh hãi đã chứng kiến cảnh người bố xách cánh tay của mẹ ra khỏi phòng ngủ.
Do mức sống tại Tanzania khá thấp, vậy nên số tiền hàng ngàn, đến hàng chục ngàn USD được xem là gia sản lớn, từ đó người bạch tạng luôn bị nguy hiểm rình rập mọi nơi.
Hiện nhiều trẻ em bạch tạng được  “giấu” tại các trung tâm bí mật để bảo vệ an toàn
Tanzania được xếp hạng là quốc gia nghèo thứ 25 trên thế giới. Và chỉ những doanh nhân cực giàu có hoặc các chính trị gia mới đủ tiền mua cơ thể người bạch tạng. Khi bị bắt giữ, “người bán” không bao giờ tiết lộ thông tin của người mua.
Họ tin rằng, pháp sư sẽ phù phép những bộ phận này và giúp bản thân càng giàu có cũng như gặp may mắn.
Liên Hiệp Quốc từng cánh báo, đằng sau những chiến dịch vận động tranh cử tại Tanzania, các chính trị gia thường nhờ thầy phù thủy “giúp sức” để thành công.

Theo:http://blogtamsu.vn/   


Sunday, November 16, 2014

Tu sĩ Nguyễn Đức Vân hay Tổng thống Mỹ Barack Obama ?

Standard
Nhiều nhãn hiệu quảng cáo thậm chí đã mời vị tu sĩ trẻ nhằm tận dụng “nhân diện” đặc biệt hiếm thấy mà anh sở hữu.
Trên ngọn núi Phương Bối (thôn 2, xã Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng), người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau nhiều câu chuyện đẹp về một vị tu sĩ trẻ lập am, trồng sim và đi gom những phiến đã nặng cả vài chục tấn về để tạo cảnh và khắc thơ. Nhưng khi tìm gặp anh, điều hấp dẫn phóng viên không chỉ là những hành động đầy tính nhân văn này. Rất trùng hợp, anh có dung mạo bề ngoài giống hệt Tổng thống Mỹ Barack Obama, một nhân vật nổi tiếng trên chính trường thế giới.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân đang trò chuyện với PV
Dị nhân và những việc khác người
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân sinh năm 1973 tại Sài Gòn – Gia Định (TP.HCM). Anh là con thứ 4 trong một gia đình gồm 9 người anh em. Khi Nguyễn Đức Vân lên 6 tuổi, anh cùng với gia đình mình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối để sống một cuộc sống thanh tịnh.
Nguyễn Đức Vân là con trai của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, một trong bốn quái kiệt của làng thơ văn miền Nam trước năm 1975 (cùng với Bùi Giáng, Thế Phong và Phạm Công Thiện) là những con người vừa tài năng và vừa lập dị. Lập dị đến mức, có những lần ông nằm lăn trên bờ biển, ngủ quên lúc nào không hay, đến nửa đêm trời mưa ướt hết, thức dậy tự hỏi mình: “Đã đời chưa con?”. Nguyễn Đức Sơn còn được mọi người gọi là lão thi sĩ vạn thông (vì ông trồng một vạn cây thông). Giờ đây, vị tu sĩ trẻ Nguyễn Đức Vân cũng không kém cạnh gì cha mình, cũng tài hoa, cũng trồng một đồi sim bạt ngàn… để thả hồn mình vào thiên nhiên, cho ra những vần thơ đầy lắng đọng.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân đã được sống cùng với bố mẹ trên những khu đồi núi đầy thơ mộng, nên tâm hồn anh lúc nào cũng hòa quyện cùng với thiên nhiên. “Ngày ấy, tất cả những vùng đất xung quanh gia đình tôi ở đều là những đồi núi trùng trùng điệp điệp nên tôi yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá ngay khi còn rất nhỏ”, tu sĩ Nguyễn Đức Vân chia sẻ.
Ngày trước, khi mới bắt đầu lên Lâm Đồng cuộc sống của gia đình anh rất khó khăn, hàng ngày anh cùng với gia đình phải vào rừng hái măng, hái sim, nhặt củi… mang ra chợ đổi gạo. Đến tối, mấy anh em lại ngồi bên ánh đèn dầu để bố mẹ dạy viết, dạy đọc. Trong 9 người anh em thì anh là người ham học nhất, lúc nào anh cũng muốn được tới trường, tới lớp để học tập vui chơi với bạn bè.
Lên 16 tuổi, bố mẹ anh gửi anh vào một ngôi chùa để anh học tập. Thời gian ở chùa, anh vừa được dạy học văn hóa, vừa được học kinh Phật. Sau hơn 10 năm, trong một lần về thăm nhà chợt nhìn thấy những bông đót đang đong đưa trên đồi, nước mắt anh bỗng trào ra, những ký ức năm xưa thời cùng gia đình đi lên rừng bẻ măng, hái sim… trên những ngọn đồi bỗng ùa về, anh liền viết ra mấy câu thơ: “Con về thăm lại chốn xưa/ Từng bông đót trổ lay đưa ngợp lòng/ Ôi tháng ngày cũ mênh mông/ Cha con đi bẻ đót đồng hú la…”.
Sau lần về thăm nhà ấy, muốn được gần gũi với thiên nhiên hơn nên anh quyết định mua một khu đồi nhỏ để được hòa mình với thiên nhiên, sống lại với những ký ức tuổi thơ. “Dành dụm được một số tiền nhỏ, tôi quyết định mua một mảnh đất cho riêng mình. Nhưng với một số tiền nhỏ thì chỉ mua được mảnh đất xấu, mảnh đất xấu đến nỗi cỏ còn không mọc nổi và điều đầu tiên trong suy nghĩ của tôi lúc đó là phải làm sao phủ ngay cây xanh, nhưng cây gì sẽ lên nổi khi đất quá xấu?. Và tôi nhớ ngay ra ước mơ hồi bé của mình là sau này sẽ trồng một đồi sim và làm nhà ở đó, thế là tôi bắt đầu đi chặt tre, mua bạt làm lều ở tạm và đi tìm sim về trồng”, tu sĩ Nguyễn Đức Vân chia sẻ.
Nhưng lúc bấy giờ, tìm sim cũng đâu có dễ, những gốc sim đã bị người ta đào phá để trồng cà phê, chè, hoa màu hết. Mặc dù khó khăn nhưng anh vẫn không nản chí, ngồi trên chiếc xe Club 81 cũ, vượt qua hàng chục cây số đường rừng đào từng gốc sim để mang về trồng. Sim là loại cây rễ chùm, cây to nên anh phải đào những gốc sim nặng đến 60kg, rồi chằng lên xe máy chở về trồng.
Có lần mưa gió tơi bời, chở bụi sim về, đường trơn như mỡ, anh bị ngã gãy mấy ngón chân. Có lúc đi đào sim về tới lều thì trời đã tối vừa mệt, anh đành ngủ cho qua cơn đói lả. Đã biết bao năm anh chỉ ăn cơm với muối hột, có những ngày anh chỉ ăn mấy nắm sim lót dạ.”Mình tôi đào sim về trồng, cây sim cao hơn người, có bữa mưa trơn, trượt ngã lăn mấy vòng xuống tận dưới kia, phải đi trạm xá băng bó nhưng vẫn mê”, tu sĩ Vân tâm sự.
Lúc đầu ai cũng ngăn cản anh trồng sim vì cho rằng trồng sim không có kinh tế và sợ anh đói khổ. Hàng ngày, vị tu sĩ trẻ này vẫn say sưa cuốc đất, hì hục đào hố để trồng sim, thứ cây mà vào thời điểm đó mọi người dân đang phải triệt hạ để trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ai cũng cho rằng vị tu sĩ này có “vấn đề” về thần kinh, người ta phá sim trồng cà phê, chè, hoa màu chẳng được, đằng này anh lại đi trồng sim chỉ để… ngắm hoa, hái quả ăn thay cơm.
8 năm ròng vất vả chăm sóc cho vườn sim, bây giờ vườn sim của anh đã bạt ngàn màu xanh của lá, màu tím của hoa sim, đi giữa vườm sim mùa nở hoa anh cảm thấy thật hạnh phúc vì đã quyết liệt trong mưa gió, sống chết để trồng được đồi sim. Dường như trong anh không bao giờ vơi bớt tình yêuvới cây sim. “Có ông bố dẫn con đến đồi sim hái trái cho nó ăn, và nó cũng tíu tít với bố nó khi thấy hoa nở và trái chín đầy cành. Có bà mẹ buổi trưa đưa con đi học về cũng ghé đồi sim hái trái cho con… và bọn trẻ trong làng vẫn thường đến đồi sim chơi. Nhìn mọi người thích thú trong đồi sim của mình, tôi vui lắm”, tu sĩ Vân cho biết.
Tu sĩ Nguyễn Đức Vân
Gương mặt giống Tổng thống Mỹ
Nói về chuyện anh có gương mặt giống hệt thống Mỹ Obama, Nguyễn Đức Vân cho hay: “Hồi tôi đang đi tìm người hỗ trợ đưa đá về vườn, thì lúc ấy ông Obama ra tranh cử Tổng thống Mỹ. Lúc đó, tôi đi đâu ai cũng nói tôi giống ông Obama. Nhiều người xin chụp ảnh chung, rồi bạn bè xem truyền hình, xem báo chí về chuyện tranh cử Tổng thống Mỹ lại gọi điện cho tôi, trêu đùa: Chúc mừng ngài Obama đang tranh cử.
Khi ông Obama thắng cử, có một số báo trong nước cũng như nước ngoài đến phỏng vấn và ghi hình tôi. Một số người còn đến nhờ tôi quảng cáo cho mặt hàng của họ. Nhưng tôi thấy không phù hợp với mình nên từ chối. Giờ thỉnh thoảng có người vẫn đến đồi sim xin chụp ảnh cùng tôi”. Đúng là, có nhìn và tiếp xúc với người tu sĩ trẻ Nguyễn Đức Vân mới thấy sự giống nhau đến kỳ lạ. Từ khuôn mặt cho đến những cử chỉ, động tác… Chỉ khác là bên nửa bán cầu tu sĩ Nguyễn Đức Vân đang quản lý một quả đồi thơ mộng, say sưa ca hát, viết thơ, soạn nhạc, ngao du giữa rừng sim chín mọng của một thi sĩ, tu sĩ tài hoa.
Vị tu sĩ trẻ gọi công trình cuộc đời của mình là “Đồi sim ca dao”, anh còn đi tìm những phiến đá về đặt bên mỗi gốc sim, và khắc những câu ca dao tục ngữ lên đó để mọi người đến sẽ cảm nhận thêm về văn hóa Việt qua những câu ca dao, tục ngữ. Giờ đây, đồi sim đã trồng xong, anh em bạn bè cũng đã giúp đỡ nhiều cho anh để đưa những phiến đá lớn về. Khu đồi của anh hiện có hơn 5.000 gốc sim, và có đến 400 tảng đá, có những phiến nặng 30 đến 40 tấn.
Thế Quyết

Theo:   


Friday, November 7, 2014

Chuyện bi hài về con trâu… ‘pê đê’

Standard
Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trâu đực, nhưng chỉ thích “gần gũi” với trâu đực. Song có lúc nó vẫn thực hiện cái bản năng với các con trâu cái như những con trâu đực khỏe mạnh khác. Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trường hợp hy hữu này xảy ra với con trâu của anh Nguyễn Văn M ở thôn Xịa, xã Điền Trung (Bá Thước, Thanh Hóa). Anh M kể năm 2011, sau nhiều năm tích cóp vợ chồng anh đã quyết định mua một con trâu đực ở làng bên để lấy sức cày bừa, kéo xe. Hôm dắt trâu về hàng xóm ai cũng khen là con trâu đẹp, hiền, da đen bóng, nên vợ chồng anh rất vui. Sau gần 3 năm chăm bẵm con trâu đực ngày càng trưởng thành, to khỏe.
Những năm trước, ở thôn Xịa người dân chủ yếu nuôi trâu thả rông là chính, hộ nuôi trâu đực, hộ nuôi trâu cái, nên khi đến kỳ thụ tinh chúng tự tìm đến với nhau để giao phối. Vài năm gần đây, do diện tích chăn thả bị thu hẹp, các bãi cỏ trước kia nay đã được cày lên trồng mía, vì thế số hộ nuôi trâu cũng giảm, đặc biệt là trâu đực.
Trong làng chỉ còn 3 – 4 hộ nuôi trâu đực, nhưng chủ yếu nuôi theo thương pháp chăn dắt, chứ không thả rông như trước. Vì vậy khi trâu cái đến kỳ thụ tinh, các gia đình đều phải đến những hộ có trâu đực “xin giống”. Nhưng lượng trâu cái nhiều, trâu đực chỉ có vài con, hơn nữa trâu đực chủ yếu là trâu kéo, nên gia chủ rất hạn chế cho “xin giống” vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe trâu.
Chuyện bi hài về con trâu… ‘pê đê’
Nếu nhìn vẻ bờ ngoài không ai có thể biết được con trâu đực của nhà anh M lại bị đồng tính có buồng trứng, dạ con. Từ khi con trâu đực của anh M trưởng thành, những hộ nuôi trâu cái ở thôn mừng ra mặt, vì chỉ có trâu anh M là còn thả rông theo đàn trâu làng, hơn nữa gia đình anh M chủ yếu dùng cho cày bừa là chính, nên có thể “xin giống” dễ hơn.
Năm 2013, ở thôn có tới hơn chục hộ “xin giống” trâu của anh M. Trâu thường chửa dài (độ 12 tháng) mới sinh, nên việc phát hiện trâu cái đã thụ thai được hay chưa là rất khó, phải mất 6 – 7 tháng mới có biểu hiện, nhưng cũng có con phải 8 – 9 tháng mới có biểu hiện khác.
Việc nghi vấn chất lượng giống của trâu anh M có “vấn đề” chỉ manh nha khi bà Thanh, bà Hằng, bà Tám… đi họp thôn ngồi gần nhau. Trong giờ giải lao, bà Thanh than vãn: “Con trâu cái nhà tôi thường đẻ mắn lắm, những năm trước tôi toàn “xin giống” trâu nhà anh H, cứ mỗi năm một lứa. Năm ngoái “xin giống” trâu nhà anh M, gần một năm rồi mà chẳng thấy động đậy gì, kiểu này mất toi lứa trâu rồi”.
Nghe bà Thanh nói vậy, bà Hằng, bà Tám và những người ngồi xung quanh có trâu “xin giống” trâu anh M ai nấy đều mắt chữ A, mồm chữ O: “Con trâu mẹ nhà tôi cả thôn ai chẳng biết nó đẻ mắn và rất khéo nuôi con. Nhưng lần này tôi lấy giống 8 – 9 tháng nay rồi mà chẳng thấy biểu hiện gì, có khi lần này “điếc” rồi cũng nên”… Câu chuyện cứ thế, hết người này phàn nàn, đến người kia phàn nàn, hết giờ giải lao mà câu chuyện vẫn còn rất rôn rả.
Dù vậy, nhưng các hộ ai nấy đều hy vọng, họ tự nhủ hay trâu nhà mình phát triển thai chậm, nên họ cố theo dõi thêm một thời gian nữa. Đến khi họ không còn kiên trì được nữa, đành chấp nhận mất một lứa trâu, rồi lẳng lặng đi “xin giống” trâu ở thôn khác.
Và điều đặc biệt là, chỉ trong một thời gian, những con trâu cái này đã có những biểu hiện của sự thu thai, nhưng chẳng ai dám nói ra nói vào rằng trâu đực của nhà anh M có “vấn đề” vì sợ anh phật ý.
Một thời gian sau, gia đình anh T gần nhà anh M cũng mua một con trâu đực, thả cùng bãi với trâu nhà anh M. Bình thường hai trâu đực “chạm mặt” kiểu gì cũng lao vào húc nhau. Nhưng lạ thay hai con trâu này chỉ vờn, lượn vòng quanh ngửi khắp người nhau rồi ngãng ra gặp cỏ, mà chẳng xảy ra trận chiến nào. Chuyện này cũng chẳng có gì đáng nói, nếu những ngày sau không có những biểu hiện khác thường.
“Hai con trâu này cứ “bám” theo nhau như hình với bóng, thi thoảng tôi còn thấy trâu nhà tôi nhảy cưỡi lên lưng trâu nhà anh T, nhưng cứ nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhiều hôm khi về đến cổng, tôi dắt vào, nhưng nó không chịu kéo cả tôi chạy theo trâu nhà anh T.
Cách đây hơn một tháng, nó cứ kéo tôi đi theo trâu nhà anh T, tôi bực cầm que chặn đầu không cho đi, nó quay lại đuổi húc, may mà tôi chạy nấp vào bờ tường kịp, rồi nó quay lại chạy theo trâu anh T vào đến chuồng. Anh T đóng cổng, nó vẫn cứ lượn ở ngoài, đuổi như thế nào cũng không chịu về” – anh M kể lại.
Biết chuyện, nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm trong làng cho biết, đây là biểu hiện của giống trâu “phản chủ”, “ái nam ái nữ”, không cẩn thận nó húc chủ tai họa như chơi. Mặc dù tiếc của, tiếc công bao năm chăm bẵm con trâu lớn để lấy sức kéo, vợ chồng anh M không muốn bán, nhưng sợ “họa vô đơn chí” chẳng biết đằng nào mà lần, vợ chồng anh quyết định bán với giá 40 triệu đồng cho anh Lâm chuyên làm nghề mổ trâu bò ở thôn.
Hôm anh Lâm mổ thịt con trâu này, cả làng kéo đến nhà anh đông như trẩy hội, không phải đến mua thịt, mà đến để xem trâu đực có buồng trứng, có dạ con. Anh Lâm kể lại: “Cả đời tôi đã mổ hàng trăm con trâu, bò, nhưng chưa bao giờ hặp trường hợp trâu đực pê đê (đồng tính) có buồng trứng, dạ con thế này”.
Dù đã hơn tháng trôi qua, nhưng câu chuyện về trâu đực nhà anh M có buồng trứng vẫn nóng hổi. Cụ Xuyên 80 tuổi cho hay: “Chuyện trâu sinh đôi hay trâu sinh ra có 3 chân, hai đầu bà chưa nhìn thấy, nhưng thấy trên ti vi rồi, còn trâu đực mà có buồng trứng, dạ con thì nay bà mới nhìn thấy”.

Theo:   


Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!

Standard
Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Kỳ 3: Không thể giải thích
Hiện tượng trâu, bò, lợn, chó ở xóm Đầu (Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) chết hàng loạt, chết sạch sẽ, chết không biết nguyên nhân suốt 10 năm trời, khiến 34 hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói, lại trở nên nghèo hơn nữa.
Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết, nhưng các biện pháp đều mang tính mê tín dị đoan.
Tin lời thầy bói, các hộ dân trong xóm góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng “nổi tiếng” nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu ở đầu làng.
Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm, trấn long mạch.
Yểm xong, thầy cúng tuyên bố: “Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, tôi sẽ bỏ nghề”.
Tuy nhiên, ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đóa húc đầu vào tường lăn ra chết, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi trông vào chuồng trại nhà nào cũng chỉ thấy trống hơ trống hoác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu nhỏ dựng lại cách đây 10 năm ở xóm Đầu Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Các loài 4 chân gồm trâu, bò, chó, lợn đều chết hết.
Sau cuộc “trấn trạch long mạch” không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua.
Người dân chỉ còn biết trông chờ vào mảnh ruộng đất pha cát. Chăn nuôi không được, phân tro không có, đất ngày một bạc màu, năng suất cây trồng thêm phần giảm sút.
Theo phó trưởng thôn Lưu Văn Lần, thời điểm đó, đàn ông trong làng chỉ còn vài ba người, vì đã bỏ về thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn bán ma túy.
Người nông dân bao đời chỉ biết trông vào đồng ruộng, chuồng trại, nay con trâu, con bò, con lợn, con chó không sống được, lại không biết vì sao, không tìm được nguyên nhân để trị, thì chỉ còn nước chuyển nhà sang làng khác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu được dựng lại khang trang hơn ở xóm Đầu Xóm Đầu có hai hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt và ông Duyên.
Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Bùi Văn Hùng (đã nói ở kỳ trước), dù họ sống ở làng khác, gia súc họ nuôi vẫn chết thẳng cẳng như thường.
Điều ngạc nhiên, cách xóm Đầu một con đường rộng 3m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông. Thế nhưng, chuyện gia súc ở các xóm này đột tử không hề xảy ra, dù cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi tương tự xóm Đầu.
Hơn nữa, mọi nguồn nước, nguồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng có gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản.
Không còn biết phải làm sao, người dân chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa học.
Cuối năm 2005, khi các Đại biểu Quốc Hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu đã phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Sự kiện ấy khiến thôn Đầu nổi tiếng cả nước và người ta gọi xóm Đầu là “làng ma ám”.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Một ông thầy cúng đã yểm đầu chó xuống giếng làng, nhưng vật nuôi vẫn chết
UBND tỉnh Bắc Giang khi đó đã triệu tập cuộc họp gồm các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc và thống nhất giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học Công nghệ nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn.
Việc quan trọng nhất là để ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng.
Tháng 5 năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ triển khai đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang”.
Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo cùng cán bộ, các nhà khoa học thuộc các cơ quan chuyên môn Trung ương với những thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu.
Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, cùng làm việc với các nhà khoa học.
Đợt đầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư lệnh Hóa học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ, hoặc mang đi.
Chiếc máy hút bụi từ không khí đặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi.
Kết quả: Mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không trung đều không có khác biệt so với những ngôi làng cạnh bên, không nhiễm độc, không nhiễm virus lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Xóm Đầu giờ đã đầy rẫy vật nuôi 4 chân Thực tế, Trạm Thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục Thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định.
Ngay lập tức, công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh ecoli cho động vật…
Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng.
Sau khi cơ quan thú y bó tay thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của cả 13 ao tù trong xóm đi phân tích, song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt.
Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc hóa chất, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp cả làng. Nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết.
Tiếp theo đến lượt Công ty Thiết bị Môi trường Hà Nội chở rất nhiều máy móc hiện đại về đo phóng xạ, bức xạ, từ trường… Thế nhưng, dù đem máy đi rà khắp làng, hết khu vực chuồng trâu đến nơi đặt cũi chó cũng chẳng tìm ra được loại sóng, nguồn bức xạ đặc biệt nào ở khu vực xóm Đầu.
Anh Bùi Văn Thanh bảo: “Tôi không rõ có bao nhiêu nhà khoa học về làng nghiên cứu, nhưng phải có đến 50 ông vào nhà tôi phỏng vấn, hỏi han, lấy mẫu đất, nước đi phân tích. Thế mà vẫn không tìm ra nguyên nhân vật nuôi chết bất đắc kỳ tử”.

Theo:  http://thongtinnonghoi.net   


Monday, October 27, 2014

Chuyện lạ: Người mù sử dụng thành thạo máy vinh tính, cài đặt máy tính, lên mạng, đánh văn bản,...

Standard
Người mù đưa Internet về làng 
Ông tên Đỗ Phú Kim (55 tuổi, ngụ làng Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), là một người mù được người dân trong vùng nể phục.
Ông Kim lên mạng Internet - Ảnh: Thanh Ba
Với suy nghĩ “người bình thường sử dụng được thì người khiếm thị cũng có thể sử dụng nếu biết tìm tòi, cố gắng”, năm 2008 ông Kim đã làm nhiều người ngỡ ngàng khi đăng ký tham gia lớp học vi tính do tỉnh tổ chức.

Càng ngạc nhiên hơn bởi chỉ trong vòng sáu tháng, ông đã sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện các thao tác một cách thuần thục mà không ai dám nghĩ ông đã sống kiếp mù lòa kể từ năm lên 4 tuổi. 

Cũng trong thời gian này, nhờ được học tập, sinh hoạt chung với những người bạn đồng cảnh, ông đã xóa luôn nạn mù chữ đeo bám lấy mình từ nhỏ.

“Tranh thủ những buổi tối rảnh rỗi, tôi nhờ một số bạn cùng phòng dạy chữ Braille và học cách đánh vần. Bây giờ biết được con chữ thấy vui lắm, mọi chữ cái trên bàn phím máy vi tính tôi đã thuộc nhuần nhuyễn và có thể đánh máy bằng mười đầu ngón tay” - ông Kim vui vẻ nói.

Khi đã học được chữ, tiếp cận chiếc máy tính, ông muốn vận dụng những gì bản thân học được vào thực tế. Để rồi ông đưa ra quyết định hết sức táo bạo là trang bị một dàn vi tính với 12 máy để đưa mạng Internet đầu tiên về làng. 

Ông Kim chia sẻ: “Bà con ở đây nắm bắt sự việc bên ngoài chủ yếu dựa vào tivi nhưng tôi thiết nghĩ chừng đó là không đủ. Những sự kiện thời sự nóng hổi và nhiều thông tin bổ ích khác thì lắm lúc bà con tiếp cận rất chậm, thậm chí mù tịt. Bởi vậy tôi đã không do dự sắm máy tính và nối mạng Internet về phục vụ nhu cầu người dân trong việc mở mang tri thức.

Tôi tự mày mò cài đặt và trực tiếp hướng dẫn bà con sử dụng. Tôi khuyến khích các cháu học sinh lên mạng tìm đọc cái gì có lợi cho việc học của mình nhưng nghiêm cấm chúng chơi game”.

Ông Trương Văn Lượng, chủ tịch Hội Người mù huyện Đại Lộc, cho biết ông Kim là thầy giáo của các hội viên đam mê công nghệ thông tin ở huyện.

Theo:  http://nhipsongso.tuoitre.vn   


Thursday, November 7, 2013

Chuyện lạ có thật 'Cướp'… 42 xe taxi ngay tại TP.HCM

Standard
Chiều ngày 3/11, Công an quận Bình Thạnh cho biết đang phối hợp với Công an quận Thủ Đức, TP.HCM, tiến hành điều tra vụ một nhóm người hung hãn tổ chức dùng vũ lực để “áp giải” 42 xe taxi về hướng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo thông tin ban đầu, sáng 3/11, hãng taxi Cửu Nguyễn có trụ sở ở phường 17, quận Bình Thạnh được một số người thuê cùng lúc 42 chiếc taxi để về một cây xăng ở gần khu vực trại cá sấu Hoa Cà, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Khi đến nơi, các tài xế taxi bị một nhóm đông người buộc phải giao xe nếu không sẽ bị hành hung. Những “hành khách” trên xe cũng tham gia cùng nhóm người hung hãn kia để lái 42 chiếc taxi trực chỉ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bà Nguyễn Thị Lành, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cửu Nguyễn, cho biết công ty của bà có ký 2 hợp đồng thuê xe của Công ty CP Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long vận chuyển hành khách. Một hợp đồng hết hạn vào ngày 31/12 đối với 42 xe taxi, hợp đồng còn lại gồm 8 xe sẽ hết hạn vào tháng 11/2015. Trong quá trình làm ăn, không hiểu vì lý do gì lại xảy ra vụ việc hy hữa nêu trên.

 
Tài xế hãng taxi Cửu Nguyễn đứng trước trụ sở công ty vào sáng 3/11.

Ngay sau khi xảy ra vụ khống chế 42 xe taxi đưa về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bà Lành đã khai báo cho Công an phường 17, quận Bình Thạnh - nơi Công ty CP dịch vụ vận tải dầu khí Cửu Long có trụ sở. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra.


Chuyên trang thông tin về Dầu Dừa.  http://daudua.phattrien.net Dầu Dừa Tinh Luyện www.NukevietCMS.com  Hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo mật tốt. Thiết kế web Hosting  Domain - Tên miền Web Nukeviet Trà Hà Thủ Ô Module Nukeviet Theme NukevietCMS Mua Bán Đồ Cũ  Cửa Hàng Đồ Cũ Dịch vụTên miền quốc tếTên miền Việt NamWindow Web HostingLinux Web HostingTính năng chungJava Web HostingReseller Window HostingDV Email và tính năngEmail HostingEmail Server RiêngThuê máy chủ ảoThuê máy chủ riêngThuê chỗ đặt máy chủChứng chỉ số SSL là gìLựa chọn loại SSLBảng giá Global SignThiết kế Website