Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts
Showing posts with label Cảm nang việc làm. Show all posts

Friday, November 18, 2011

3 chữ "P" trong phỏng vấn tuyển dụng

Standard
3 chữ "P" trong phỏng vấn tuyển dụng

Phỏng vấn xin việc là một quá trình để các nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn có những kỹ năng, kiến thức hay kinh nghiệm để làm tốt công việc hay không. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các nhà tuyển dụng quyết định xem con người bạn có phù hợp với môi trường làm việc của họ hay không.

Do đó buổi phỏng vấn là cơ hội tốt nhất để bạn quảng cáo bản thân mình một cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Để thành công trong các buổi phỏng vấn, bạn cần nhớ 3 chữ "P": Preparation, Practise and Presentation

1. Preparation 

Các nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi cho họ rằng : "Bạn có khả năng gì để trở thành nguồn lực chính cho công ty?" Để chuẩn bị tốt cho yêu cầu này bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng cho những thông tin sau:

Thông tin về tổ chức tuyển dụng 


Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tổ chức tuyển dụng. Bạn có thể tìm hiểu thông qua việc đi thăm quan tổ chức này hoặc tìm hiểu trên Website. Hãy tìm hiểu xem: "Họ là ai?", "Họ làm gì và làm như thế nào?" cũng như những kỹ năng họ đang tìm kiếm ở các ứng viên.

- Lĩnh vực hoạt động chính là gì? Khách hàng chính của họ là ai?

- Có bao nhiêu người đang làm việc trong công ty và họ có các chi nhánh
nào khác?

- Đối thủ cạnh tranh của công ty là ai?

- Người làm ở vị trí này cần biết gì?

- Họ sẽ làm việc với ai?

- Chức năng chính của vị trí này là gì?

- Người ở vị trí này có ý nghĩa gì đối với công ty?

Hãy chuẩn bị kỹ những gì mình sẽ nói trước khi buổi phỏng vấn kết thúc, sau khi nhà tuyển dụng nói lời cảm ơn bạn và hẹn lịch thông báo kết quả phỏng vấn thì đây sẽ là lúc bạn có thể thoải mái nói về những suy nghĩ của mình liên quan đến công việc và công ty, nếu bạn cảm thấy điều đó có lợi.

Thông tin phản hồi những câu hỏi phỏng vấn

Những gì bạn nói là rất quan trọng song nói như thế nào thì điều đó mới đáng lưu ý. Hãy xem lại bảng miêu tả công việc, bạn sẽ vạch ra được những kỹ năng cần thảo luận. Hãy suy nghĩ kỹ những gì các nhà tuyển dụng muốn biết về bạn và họ đang tìm mẫu người nào. Khả năng thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức bạn có là rất quan trọng.

Hãy nhớ rằng mỗi câu hỏi trong buổi phỏng vấn là một cơ hội để chứng minh rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng.

2. Practise 

Một điều rất tự nhiên là bạn luôn luôn cảm thấy lo lắng không biết phải làm gì để thể hiện thành công trong buổi phỏng vấn. Cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và luyện tập trước để loại bỏ những nỗi lo lắng này.

Hãy luyện trả lời phỏng vấn ở nhà, mặc dù lần đầu tiên hơi khó và bạn sẽ không thích tuy nhiên bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều. Khi bạn đã xác định được các câu hỏi sẽ gặp trong buổi phỏng vấn thì bạn hãy đứng trước gương và trả lời các câu hỏi này đến khi nào cảm thấy hài lòng mới thôi.

3. Presentation 

Chuẩn bị quần áo cho buổi phỏng vấn: sạch sẽ, gọn gàng và phù hợp. Tốt nhất ăn mặc giống người có cùng vị trí ở công ty thi tuyển. Tốt nhất nên tham khảo cách ăn mặc của nhân viên công ty bạn định dự tuyển.

Bạn nên đến đúng giờ, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ buổi phỏng vấn diễn ra ở đâu và đi đến đó như thế nào. Tốt nhất bạn nên đi sớm đề phòng ách tắc giao thông.

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, 30 giây đầu người phỏng vấn tập trung vào cách ăn mặc, cách chào hỏi, cách bắt tay và sự nhiệt tình của bạn. Do đó hãy tạo ấn tượng bằng ánh mắt trong lần đầu tiên gặp gỡ.

Theo www.hanu.edu.vn

4 bài học tìm việc

Standard
4 bài học tìm việc 
Cơ hội nào là của mình đây? Thành công là người thầy dạy ta nhiều điều. Vì thế, nếu chưa nếm qua hương vị thành công trên bước đường tìm việc thì tại sao bạn không thử tranh đua với những người đã có kinh nghiệm này ?

Đây là một ví dụ: 

Một khách hàng của tôi, Martha S., ở Syracuse, New York, có việc chỉ sau 28 ngày tìm kiếm.

Bí quyết của cô như sau. Cô tìm được việc trong ngành máy tính – một trong những nghành đắt giá nhất của công nghệ thông tin với mức lương tháng lên trên 6 000 đô-la.

Có thể học hỏi gì từ nỗ lực tìm việc của cô?

“Đầu tiên, tôi gởi khoảng 50 hồ sơ xin việc mỗi tuần qua đường thư điện tử và cập nhật hồ sơ xin việc đến những địa chỉ trên mạng như Monster.com. Tôi dành rất nhiều thời gian liên lạc với mọi người. Tôi gởi thư điện tử đến bạn bè, đồng nghiệp cũ, gia đình và những người khác” Martha cho biết.

Đáp lại những cố gắng của cô là ba cuộc gọi phỏng vấn từ mọi người và một cuộc từ địa chỉ việc làm trên Internet.

Bài học rút ra: Liên hệ với tất cả mọi người. Thêm vào đó, bạn bè và gia đình có thể là một “ủy ban” có ý nghĩa. “Những người này giúp bạn vẫn minh mẫn trong lúc khó khăn” Martha phát biểu.

Martha nộp đơn và dự phỏng vấn cho công việc “như mơ”. Thế nhưng sau ba tuần liên lạc qua lại bằng điện thọai và thư điện tử, công việc đấy lại rơi vào tay kẻ khác.

“Suốt thời gian trước đó, tôi thực sự nghĩ rằng mình đã được tuyển dụng. Thậm chí tôi còn đi du lịch 11 ngày. Kết quả là đường tìm việc của tôi vỡ lở. Tôi đã lơ là đầu tư thời gian vào việc xin việc” Martha nói.

Bài học rút ra:

1) Không bao giờ được chểnh mảng bởi vì nghĩ rằng mình chắc chắn có công việc nào đó.

2) Xem vấn đề tìm việc là điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Nghĩa là không được đi nghỉ dài ngày đến khi tìm được việc. Làm việc trước, vui chơi sau.

Trong cuộc phỏng vấn vòng 3 cho công việc trên Internet, Martha trả lời tốt và được gọi đi làm.

" Ở lần phỏng vấn vòng 2, tôi ngồi trong phòng hội nghị của công ty với 4 người. Không khí trao đổi khá cởi mở. Họ hỏi tôi nhiều câu hỏi và tôi hỏi lại họ. Một trong những bí quyết hiệu quả của tôi là xác định xem công ty đang gặp vấn đề khó khăn gì và tập trung thảo luận về vấn đề đó”.

Qua cách làm nổi bật cách giải quyết vấn đề rắc rối nhà tuyển dụng đang gặp phải, Martha có thể đưa ra câu trả lời xác thực suốt cuộc phỏng vấn và chứng tỏ cô có khả năng đảm trách công việc.

Kết quả là gì?

“Ngay lập tức, họ mời tôi làm việc và trả lương hơn 6.000 đô-la, cao hơn so với mức lương tôi đề nghị. Chỗ làm lại gần nhà nữa.”Martha nói.

Bài học rút ra: 

Cách tốt nhất để tiếp thị bản thân là im lặng và lắng nghe. Các nhà tuyển dụng thường cho bạn biết chính xác là họ tìm kiếm điều gì nơi bạn.

“Người phỏng vấn nói rất nhiều về vấn đề họ đang gặp rắc rối, công việc thường nhật của công ty, v.v…Chính vì thế tôi cảm thấy dễ dàng trả lời hơn.” Martha cho biết.

Nói tóm lại là lối đi tắt dẫn đến thành công trên đường tìm việc (hay bất cứ lĩnh vực nào khác trong cuộc đời) đơn giản là hãy làm những gì có ích cho người khác.

Trong trường hợp này, Martha đã tìm được một công việc tuyệt vời trong vòng không đầy hai tháng, mặc cho “những cơn khủng hoảng việc làm” đe dọa nhiều người bằng cách làm bốn việc đơn giản:

1) Liên hệ với mọi người cô biết: bạn bè, người trong gia đình, đồng nghiệp cũ, cố vấn ở trường cao đẳng - “Thậm chí tôi liên lạc lại với người bạn trai cũ mà tôi không nói chuyện suốt 6 năm.” cô nói.

2) Không nên kì vọng vào một công việc nào. Sau một số vấp váp, cô quyết tâm liên tục chú ý đến tất cả những nơi đang cần người, thậm chí ngay cả lúc cô đang dự phỏng vấn ớ một nơi.

3) Xem việc tìm việc là công việc toàn thời gian.

4) Khi phỏng vấn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn của nhà tuyển dụng. Suy cho cùng, đó chính là lí do họ cần tuyển dụng bạn vào: giúp họ giải quyết vấn đề. Nếu bạn có thể đảm nhận trách nhiệm đó, bạn sẽ được tuyển dụng, dù khi tìm việc tình trạng kinh tế có đáng lo ngại đến mức nào đi nữa.

Còn bây giờ, bạn hãy bước ra và tìm may mắn của riêng mình đi nhé!

HRVietnam

20 cách gây ấn tượng với sếp

Standard
20 cách gây ấn tượng với sếp

Trong công sở, dù bạn thực sự có tài nhưng không phải bao giờ sếp cũng biết đến bạn. Đôi khi bạn phải có những thủ thuật nho nhỏ để tạo ấn tượng với người khác, đặc biệt là với sếp của mình.

Nhưng làm thế nào để thực sự gây ấn tượng đẹp mà không bị hớ, bị coi là "phô"? Bất cứ khi nào muốn tạo cơ hội thăng tiến, hay đơn giản là muốn tạo ấn tượng với cấp trên, bạn có thể tuân theo 20 quy tắc đơn giản sau:

1. Hiểu nhiệm vụ: Đặt quyền lợi và mục đích của mình cùng với quyền lợi của sếp, của công ty. Cho sếp thấy và đánh giá đúng năng lực của mình.

2. Hiểu được giá trị của bản thân: Nên hiểu và đánh giá đúng kỹ năng, năng lực, cách ứng xử và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của chính mình. Làm nổi bật các kỹ năng đó.

3. Đáng tin: Hãy làm những gì mà bạn nói là bạn sẽ làm. Làm tốt hơn bạn có thể, giữ lời hứa và luôn thực hiện những điều đã được cam kết sẽ giúp bạn ghi điểm trước cấp trên.

4. Tràn đầy năng lượng: Hãy đừng là một người than vãn và chỉ trích sếp hay công ty của mình. Hãy cho mọi người thấy bạn là một người tràn đầy nhiệt huyết và mọi người xung quanh ai cũng muốn làm việc với bạn.

5. Tạo hình ảnh tốt trong mắt sếp: Hoàn thành công việc đúng hẹn, chuyên nghiệp với chất lượng cao. Đưa ra nhiều ý tưởng giúp sếp, giúp phòng, đề nghị được đảm nhận nhiệm vụ và hoàn thành nó tốt nhất.

6. Biết tự chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm với những gì bạn làm sai, tập trung vào những gì bạn học được từ thất bại hơn là tập trung vào những gì mà bạn đã làm sai. Chẳng hạn: "Tôi nghĩ rằng dự án sẽ tốt hơn nếu như chúng ta tập trung vào..." hoặc "Lần tới tôi muốn nói nhiều hơn về những người sử dụng cuối...".

7. Có óc tổ chức: Lập kế hoạch cụ thể cho ngày làm việc tiếp theo ngay trước khi bạn rời bạn làm việc ngày hôm trước. Xếp loại và mức độ quan trọng của các công việc và cố gắng hoàn thành tối thiểu 2 nhiệm vụ mà bạn đã liệt kê trong ngày.

8. Đúng giờ: Đến cơ quan và các cuộc họp đúng giờ, thậm chí là sớm hơn để thể hiện bạn luôn là người nhiệt tình, đáng tin cậy và có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả.

9. Tháo vát: Đừng giữ thói quen bất cứ điều gì cũng chạy đi hỏi sếp. Mọi chuyện hãy tự mình nghĩ một cách thấu đáo. Nếu buộc phải báo cáo với sếp vấn đề, hãy nghĩ ra các giải quyết vấn đề trước khi trình bày vấn đề.

10. Mở rộng tầm nhìn: Tích cực tham gia các khóa học ngắn hạn của công ty và tình nguyện tham gia các dự án thuộc các lĩnh vực không phải chuyện môn hàng ngày của bạn.

11. Cập nhật: Liên tục cập nhật thông tin về lĩnh vực của mình, về khuynh hướng phát triển của công ty, của lĩnh vực công ty mình tham gia bằng cách đọc nhiều sách báo và tham dự nhiều sự kiện chuyên đề.

12. Thức thời: Nắm được các khuynh hướng công nghệ, luật pháp và các kiến thức công nghệ mới trong lĩnh vực của mình. Cập nhật kỹ năng và học cách sử dụng các kỹ năng mới.

13. Lịch sự: Luôn tỏ ra ngưỡng mộ và tỏ lòng trung thành với sếp và nói tốt về sếp với những người khác (Ít nhất đừng nói xấu họ trước mặt bất cứ ai).

14. Linh hoạt: Hãy thay đổi những gì mà bạn nghĩ là không thể thay đổi được. Công ty luôn cần những người có thể đáp ứng được nhiều vị trí và có thể linh hoạt trong công việc.

15. Quan tâm đến sức khỏe: Khi bạn kiệt sức, chất lượng công việc, hình ảnh của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bạn.

16. Để cuộc sống riêng ở nhà: Sử dụng đồng nghiệp như một nhà trị liệu tâm lý không chỉ làm cho hiệu quả công việc bị ảnh hưởng mà còn khiến cho bạn mất sự tín nhiệm và làm xấu đi mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

17. Đảm nhiệm cả những việc vốn không phải việc mình thường làm: Nhận những nhiệm vụ thêm được giao, chịu khó làm thêm giờ và không bao giờ sử dụng cụm từ: "Đó không phải là việc của tôi!".

18. Có kỹ năng làm việc nhóm: Cho sếp và đồng nghiệp thấy bạn và họ có chung những lợi ích và bạn sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ cần.

19. Cân bằng: Một cái đầu "thoáng đãng" và một cuộc sống cân bằng sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng sống dồi dào và có khả năng sáng tạo tốt nhất.

20. Có động lực: Đừng cho bất cứ ai thấy được bạn làm việc chỉ vì bạn buộc phải làm điều đó.
Theo VTV

10 từ không bao giờ nên dùng trong đơn xin việc

Standard
Các cố vấn tìm người làm vừa đưa ra một lời khuyên thiết thực cho những ai đang muốn một chỗ làm. Chú ý đừng bao giờ dùng từ “không bao giờ” (never) mà luôn đề cập đến “thành tích” (achievement) của bạn trong các đơn xin việc.

Ngoài ra hết sức tránh dùng 8 từ sau trong đơn xin việc: “ghét” (hate), “tuyệt nhiên không” (nothing), luôn luôn (always), tệ (bad), khuyết điểm (fault), sai phạm (mistake), hoang mang (panic) và khó khăn (problems).

Thay vì những từ này người xin việc nên dùng các từ: hoạt động (active), tiến bộ (developed), kinh nghiệm (experience), lập kế hoạch (planning)...

12 điều cần làm trước khi tuyển dụng

Standard
HireRight, một công ty chuyên về việc thẩm định ứng cử viên trước khi tuyển dụng và hiện tại đang hợp tác với nhiều công ty ở Mỹ, đã đưa ra 12 ứng dụng bổ ích cho việc kiểm tra thông tin của những người đi xin việc.
1. Thiết lập quy tắc kiểm tra lý lịch.
2. Chứng thực thời gian làm việc và quá trình học tập của ứng viên.
3. Kiểm tra lý lịch tư pháp.
4. Xác minh bằng cấp.
5. Thẩm định lại lý lịch sau khi tuyển dụng.
6. Kiểm tra lý lịch trên phạm vi quốc tế.
7. Xác nhận bằng chứng về các khoản thu nhập.
8. Quan sát ứng viên.
9. Xem xét hồ sơ bằng lái xe.
10. Thẩm tra từng ứng viên.
11. Loại bỏ các quá trình thủ công.
12. Tìm hiểu các điểm yếu của ứng viên.  

10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn

Standard
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn "ghi điểm":

Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)

Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.

Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình? 

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.

Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình? 

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình? 

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ? 

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm? 

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa? 

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu? 

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không? 

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Theo Tuổi trẻ

10 điều cần làm để thành công

Standard
1. Thái độ nhiệt tình

Một người thực sự thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người đó. Sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại nằm ở chỗ: người thành công luôn có những suy nghĩ tích cực, có thái độ nhiệt tình với công việc và có tinh thần lạc quan, luôn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Còn người thất bại thì hoàn toàn ngược lại. Chính thái độ quyết định sự nghiệp của chúng ta. Hãy nhớ rằng:

- Chúng ta đối xử với cuộc sống thế nào thì cuộc sống sẽ đối xử với chúng ta như thế.

- Chúng ta đối xử với người khác thế nào thì người ta cũng đối xử lại với chúng ta như thế.

- Thái độ đối với công việc quyết định phần lớn sự thành bại sau này của công việc đó.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó

Nếu bạn không đặt mục tiêu cho mình thì bạn sẽ không làm được việc gì. Mục tiêu chính là những viên gạch để xây nên “bức tường” thành công. Có mục tiêu công việc, bạn sẽ trở nên tích cực hơn. Mục tiêu công việc rõ ràng sẽ mang lại hai lợi ích:

- Có động lực để làm việc

- Có chiến lược để làm việc

Rất nhiều người đặt ra mục tiêu cho mình nhưng không rõ ràng khiến sự tích cực trong công việc bị giảm đi đáng kể. Bạn nên chia mục tiêu lớn của mình thành các mục tiêu nhỏ. Hãy coi mục tiêu của mình như một chiếc “kim tự tháp”. Đỉnh tháp là mục tiêu cao nhất - mục tiêu của cả cuộc đời. Những mục tiêu bạn đề ra và những việc làm của bạn để thực hiện mục tiêu đó nhất thiết đều hướng về nơi đỉnh “kim tự tháp”- mục tiêu cao nhất.

3. Làm việc chăm chỉ

Có câu “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Lao động một cách chăm chỉ, bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

4. Chủ động quản lý thời gian

Thời gian là vàng. Hãy quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả, đừng lãng phí.

5. Coi trọng sức khoẻ

Nhiều người khi bị cuốn vào công việc thì không còn để ý đến sức khoẻ của mình nữa, điều này quả là sai lầm lớn. Sức khoẻ chính là vốn quý nhất của con người, phải chăm lo cho sức khỏe của mình thì mới đủ năng lực và tinh thần để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

6. Khống chế những suy nghĩ không tích cực

Những suy nghĩ không tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của bạn. Nên nghĩ về những điều tích cực, lạc quan để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây:

- Khi bạn tức giận, đừng nên chỉ im lặng và chiụ đựng.

- Đừng suy nghĩ lan man trước khi làm bất kỳ một công việc nào đó.

- Đừng để tình cảm khống chế lý trí.

7. Học hỏi không ngừng

Khi muốn tìm hiểu 1 thông tin hay học hỏi kiến thức mới, bạn sẽ tìm ở đâu? Một người thành công thường nắm bắt thông tin ở mọi chỗ, mọi nơi. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học tập.

8. Tạo những mối quan hệ tốt

Không ai có thể thành công khi chỉ có một mình. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc.

9. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình

Nếu không có lòng tin đối với chính sự lựa chọn của mình thì không ai có thể tin bạn được. Hãy luôn tin vào chính mình.

10. Lập tức hành động

Nếu đã hội đủ những yếu tố trên thì bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công việc của mình?
Theo VietNamNet

09 điều ghi nhớ khi viết lý lịch

Standard
09 điều ghi nhớ khi viết lý lịch 
Bạn nên lưu ý những điều sau để viết một bản lý lịch hoàn hảo

Xác định mục tiêu tìm kiếm công việc trước khi viết resume. 

Khi đã xác định mục tiêu, bạn có thể cơ cấu nội dung của resume xung quanh mục tiêu đó. Hãy nghĩ đến mục tiêu như là một trọng tâm của resume. Nếu viết mà không có mục tiêu rõ ràng trong đầu, resume của bạn sẽ không thu hút sự tập trung của người đọc. Hãy dành thời gian để hình thành một mục tiêu rõ ràng.

Resume của bạn như là một công cụ tiếp thị. 

Hãy nghĩ về bản thân mình như một sản phẩm, những người tuyển dụng tiềm năng của bạn là khách hàng và resume như là một bản giới thiệu về bạn. Hãy tiếp thị mình thông qua resume. Những nét đặc trưng và lợi ích mà bạn đem tới là gì? Cái gì làm bạn trở thành độc đáo?

Dùng resume để đạt được một cuộc phỏng vấn 

Bạn không cần phải mô tả chi tiết về các thành tựu của bạn, mà viết rõ ràng, ngắn gọn. Mục đích là tạo sự quan tâm vừa đủ nơi nhà tuyển dụng để họ liên hệ với bạn và thu xếp một cuộc phỏng vấn. Khi được mời phỏng vấn bạn có thể giải thích chi tiết hơn về những thành tựu của mình.

Dùng những câu có gạch đầu dòng 

Nên dùng những câu ngắn và có gạch đầu dòng để thay thế những đoạn văn dài lê thê. Resume thường được đọc một cách nhanh chóng. Dạng câu có gạch đầu dòng sẽ giúp có thể đọc nhanh.

Dùng động từ hành động và thuật ngữ 

Những từ hành động khiến resume của bạn sống động hơn. Còn những thuật ngữ cho thấy khả năng của bạn trong một lĩnh vực nào đó.
Những điểm cần và không cần đưa vào resume 

Nếu bạn cảm thấy một số "chứng chỉ" của bạn không liên quan gì đến công việc thì không cần thiết phải đưa vào, vì có thể bị cho rằng học lung tung. Các thông tin không liên quan như chiều cao và trọng lượng của bạn cũng không nên đưa vào,…

Cho thấy những gì bạn biết 

Thay vì đi sâu vào một lĩnh vực, nên làm nổi bật vốn kiến thức rộng lớn của bạn. Cũng nên trình bày những nhân vật quan trọng mà bạn quen biết để cho người đọc thấy bạn là quan trọng.

Nhờ người khác xem lại resume của bạn 

Nên nhờ người khác xem lại và khuyến khích họ đặt câu hỏi vì đôi khi những thắc mắc của họ giúp bạn nhìn ra những thông tin bạn bỏ sót hoặc có thể khiến người đọc không hiểu.

Hãy nộp resume cho những nhà tuyển dụng tiềm năng 

Hãy vận dụng phương pháp 3 tầng như sau: (1) hãy xin việc dưới trình độ của bạn để tìm thêm những cơ hội mới; (2) xin những việc "ngang sức" vì bạn có thể được mời phỏng vấn nhiều nơi và nhờ vậy bạn có sự so sánh, chọn lựa công việc thích hợp; và (3) xin những việc hơi quá tầm bạn một chút để có cơ hội phát triển, nhiều rủi ro đấy nhưng bạn sẽ trưởng thành.
Theo Kỹ Năng quản lý

Ngàn lẻ một thắc mắc về đơn xin việc

Standard
Muôn đời nay, người đi xin việc bao giờ cũng phải viết những lá đơn xin việc quá quen thuộc, song vẫn còn rất nhiều điều về lá đơn này mà chưa chắc bạn đã biết.

Gửi hồ sơ xin việc mà thiếu đơn xin việc thì cũng chả sao? 

Sai. Trừ khi bạn muốn “số phân” của hồ sơ xin việc bị lãng quên, bị ném vào thùng rác, còn không thì đừng quên gửi kèm một lá đơn xin việc ấn tượng.

Đơn xin việc chính là một bản tóm tắt hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc nên trình bày, tạo điểm nhấn về thế mạnh của bạn mà hồ sơ xin việc chưa nói rõ. Đây chính là những điều tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ.

Đơn xin việc chỉ đóng vai trò phụ trong hồ sơ xin việc? 

Sai. Đơn xin việc không phải là một bản liệt kê những gì có trong hồ sơ xin việc. Một số nhà tuyển dụng cho rằng đơn xin việc đôi khi còn quan trọng hơn cả hồ sơ xin việc khi họ quyết định nhận ai vào làm.

Trong đơn xin việc chỉ cần viết “Kính gửi…” chung chung? 

Sai. Thật ấn tượng khi bạn tìm hiểu kĩ về công ty, về người sẽ phỏng vấn bạn và sẽ tiếp nhận hồ sơ của bạn. Một dòng kính gửi hướng về một người cụ thể sẽ ấn tượng hơn rất nhiều một lời kính gửi chung chung.

Đơn xin việc càng ngắn càng tốt, chỉ cần như một đoạn văn thôi? 

Sai. Không có một tiêu chí chung nào về độ dài của đơn xin việc, nó phụ thuộc vào nội dung bạn muốn trình bày. Nếu như đơn xin việc gửi kèm theo hồ sơ xin việc, có thể trình bày trong một trang giấy, chia làm các đoạn nhỏ. Còn nếu như chỉ gửi độc lập đơn xin việc, 2-3 trang là đủ.

Tốt nhất là viết đơn xin việc chứ không đánh máy? 

Sai. Trừ khi công ty đó yêu cầu, hoặc có mẫu viết tay cụ thể, nếu không bạn có thể đánh máy.

Lá đơn này không đóng vai trò giúp tôi xin việc thành công? 

Sai. Cho dù bạn có giỏi đến mấy, nhưng bạn chưa “xuất đầu lộ diện” thì sao nhà tuyển dụng biết được. Lúc này chỉ có đơn xin việc “thân chinh” làm cầu nối cho bạn đến với nhà tuyển dụng. Nếu nó không hay, không hiệu quả, thì sao nhà tuyển dụng nghĩ bạn có thể làm tốt những việc khác được. Bạn hãy thật chú ý nhé!

Theo Vietnamgateway