Tuesday, April 12, 2011

Nữ sinh bị đánh dã man vì tội 'cướp chồng'

Standard
 - Clip 6 phút 52 giây gắn tên “nữ sinh Quốc Oai đánh nhau” được đưa lên Youtube từ ngày 30/3/2011. Ngày 10/4, clip này lại được đưa lên Youtube một lần nữa. Cộng đồng mạng lại thêm một phen kinh hãi khi chứng kiến những hành động hành hung người khác hết sức dã man của một nhóm 3-4 phụ nữ cùng vây lại đánh một cô gái còn rất trẻ, được cho là một nữ sinh ở Quốc Oai- Hà Nội.


Nữ sinh bị bắt quỳ, người can (áo trắng sọc đỏ) bị canh chừng ngồi im một chỗ
Dài 6 phút 52 giây, clip tràn ngập những lời nói tục, chửi bậy đầy kinh hãi của nhóm phụ nữ này. Cô bé bị đánh đầu tóc bơ phờ, một mình đứng giữa vòng vây. Ngay từ đầu clip, một người phụ nữ đã tuyên bố lý do hành hung cô gái: “Mày cướp chồng tao nên tao đánh mày đây, mày thấy nhục không?”

Người phụ nữ nói những lời dằn mặt : “Tao nuôi chồng tao từng ngày từng tháng, vun vén hạnh phúc, mày phá hết đấy.” Và còn dọa sẽ tuyên bố thẳng với chồng là đã đánh cô gái. 

Cô gái yêu cầu được nói chuyện riêng với người phụ nữ này nhưng người phụ nữ không chịu. 

Theo nội tình, từ trước khi bị quay phim, cô bé đã bị các đàn chị “xử” tàn nhẫn trong nhà dì của người “bị cướp chồng”. 

Từ phút thứ tư trở đi, sau một hồi  “luận tội” và sỉ nhục nạn nhân, nhóm phụ nữ này xông vào đánh đấm, hành hung cô gái. Mục đích  là phải làm cho cô gái trẻ kia phải ê chề khi đòi lột áo nạn nhân để phơi bày thân thể. 

Trong clip, những hình ảnh tay túm tóc, chân đá thúc vào bụng khiến nạn nhân kêu khóc, van xin thảm thiết. Một nam thanh niên gần đó vào can nhưng chỉ thốt được vài từ “Thôi, thôi”, anh này đã bị người phụ nữ “bị cướp chồng” đứng ra đe dọa: “Tao đánh nó đừng ai chõ mũi vào nhé!” 


Nữ sinh luôn bị hai người phụ nữ giằng nhau đánh đấm tới tấp
Mặc cho nạn nhân kêu khóc, hai người phụ nữ áo khoác xanh và áo khoác tiếp tục giằng áo nạn nhân kèm theo là những lời thô tuc, giận dữ. Thậm chí, nạn nhân càng van xin, xin lỗi thì càng bị đánh đau. Người phụ tiếp tục thúc giục những người khác: “Tao tưởng mày đấm cơ, mày tát làm cái gì”.

Danh tính của người phụ nữ làm chủ cuộc hành hung được tiết lộ ra qua một lời đe dọa: : “Mày lên Bảo Long (Bảo Lâm) hỏi con Thảo này đứa nào cũng biết nhé!” 

Sau đó, nhóm phụ nữ côn đồ này còn đẩy cô gái trẻ quỳ xuống đất bắt xin lỗi và vô số bạt tai, lấy kéo cắt tóc cô gái. Màn hình quay rõ người thanh niên lại can chỉ dám ngồi co rúm một chỗ và có một phụ nữ mặc áo đen đứng bên canh chừng. 

Chỉ khi có tiếng người đi đường cất lên can ngăn và một phụ nữ mang áo ra cho cô gái mặc, nhóm này mới dừng đánh đấm. 

Ngày 11/4, clip này một lần nữa lại được đưa lên một diễn đàn chăm sóc trẻ thơ. Danh tính của những người trong clip vẫn chưa được xác minh, trừ thông tin ở tiêu đề cho biết: Đây là vụ nữ sinh bị đánh hội đồng vì tội “cướp chồng” ở Quốc Oai- Hà Nội. 

Nhiều thành viên theo dõi chủ đề này đã lên tiếng phản ứng dữ dội và báo vi phạm khi thấy clip có tính chất quá côn đồ, dã man. 

Nhiều người cũng phản đối thành viên Jzun… vì đã đưa clip lên với những lời giới thiệu mang tính chất “mua vui” như: “Mời các bạn tua đến phút thứ 4, phim của chúng tôi mở bài 4 phút, từ phút thứ 4 trở đi mới hấp dẫn!” hay “Xin miễn bình luận về hình thể của nữ nạn nhân trẻ, vì có thể gây nhiều sự so sánh không cần thiết. Các suy nghĩ đen tối, các bạn vui lòng để lại trong đầu.” 

Hiện nay, chủ đề này đã được ban quản trị diễn đàn gỡ bỏ. Youtube cũng đã xóa clip này trên mạng. Nhiều người đang kêu gọi lên án hành động này và hi vọng công an vào cuộc. 
Gần đây, thái độ cộng đồng mạng với clip bẩn, ảnh nóng cũng có những tín hiệu tốt như kêu gọi tẩy chay, các diễn đàn xóa clip bẩn… Tiến sĩ đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy: Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy những can thiệp của pháp luật, truyền thông, các chuyên đề xoay quanh vấn đề này…đã có những tác động nhất định đến nhận thức của cư dân mạng.

Chúng ta cần có nhiều biện pháp khác nhau để tác động đến nhiều đối tượng bạn trẻ, đừng chỉ quan tâm đến giáo dục đời sống tinh thần nói chung mà quên nhấn mạnh giáo dục những giá trị sống. 

Cộng đồng cũng cần nhiều hơn những chương trình giáo dục giá trị sống cho bạn trẻ, để bạn trẻ tự định vị được bản thân trong xã hội. 

0 comments:

Post a Comment