Showing posts with label Dịch vụ. Show all posts
Showing posts with label Dịch vụ. Show all posts

Saturday, February 28, 2015

Người dùng iOS chuẩn bị được cập nhật phiên bản iOS beta

Standard
(XHTT) Nếu như trước đây những phiên bản thử nghiệm (beta) thường chỉ được Apple cung cấp cho các nhà phát triển thì với phiên bản beta của iOS 8.3, rất có thể Táo khuyết sẽ thay đổi điều này.
Theo những tin tức được chia sẻ trên trang 9to5Mac, bản beta 2 của iOS 8.3 sẽ được tung ra vào tháng 3 tới đây. Bên cạnh đó, không chỉ có các developer mà người dùng cũng có cơ hội được cài đặt và dùng thử hệ điều hành mới của Táo khuyết.


Sau khá nhiều những lùm xùm xung quanh các bản cập nhật lỗi vừa qua, động thái này được xem là một tín hiệu khả quan mà Appe đem đến cho người dùng hệ điều hành iOS. Việc người dùng được tiếp cận hệ điều hành mới ngay từ trong giai đoạn thử nghiệm sẽ giúp hạn chế một cách tối đa các vấn đề phát sinh với phiên bản chính thức sau này.

Bên cạnh thông tin về phiên bản thử nghiệm của iOS 8.3, nhiều khả năng Apple sẽ giới thiệu phiên bản iOS 9 trong sự kiện Worldwide Developers Conference 2015, diễn ra vào tháng 6 tới tại Mỹ. 

Theo:  http://xahoithongtin.com.vn/ 


Chặn 28.000 thuê bao phát tán tin nhắn rác trong dịp Tết

Standard
Trong dịp Tết Ất Mùi, hàng nghìn thuê bao chuyên phát tán tin nhắn rác đã bị các nhà mạng kịp thời ngăn chặn.

Vấn nạn tin nhắn rác làm đau đầu cả người dùng lẫn nhà mạng
Tình trạng tin nhắn rác luôn làm đau đầu các nhà mạng cũng như gây phiền toái cho người sử dụng điện thoại. Dịp Tết là thời điểm tin nhắn rác hoành hành. Để ngăn chặn vấn đề này cũng như thể hiện sự cứng rắn trong việc ngăn chặn việc phát tán tin rác, ngay từ trước Tết Ất Mùi, bộ TT & TT đã chỉ thị cho các nhà mạng bằng mọi cách phải ngăn chặn được tin nhắn rác làm phiền người sử dụng.


Theo chỉ thị đó các nhà mạng đã có kế hoạch cụ thể nhằm chặn đứng các thuê bao phát tán tin nhắn rác. Theo thống kê của các doanh nghiệp viễn thông gửi Cục An toàn Thông tin, riêng nhà mạng Vinaphone, số lượng tin rác đã giảm gần 15 lần so với thời gian trước Tết, nhà mạng Viettel cũng đã ngăn chặn khoảng 3,8 triệu tin rác, tương đương giảm gần 5 lần. Đã có 28.000 số thuê bao phát tán tin rác đã bị các nhà mạng ngăn chặn.

Đánh giá của Cục ATTT cũng cho thấy, trung bình so với cùng kỳ Tết năm 2014, thống kê trên đầu số nhận phản ánh tin nhắn rác 456 của VNCERT cũng giảm mạnh.

Về tấn công mạng, qua theo dõi và nắm thông tin từ một số đơn vị như Ban Cơ yếu Chính phủ, tấn công mạng so với ngày bình thường đã có giảm, các hình thức khác không đáng kể; về vấn đề chặn các thông tin xấu, thông tin độc hại, Cục ATTT đã phối hợp với các đơn vị liên quan, cơ quan công an, đã kiểm tra phối hợp cùng một số doanh nghiệp Việt Nam đã chặn triệt để, không có phát sinh lớn.

Dự kiến trong thời gian tới, Cục An toàn Thông tin sẽ phối hợp cùng VNPT triển khai phương pháp kỹ thuật mới nhằm ngăn chặn triệt để hơn tình trạng phát tán tin nhắn rác.

Theo:   


Friday, January 30, 2015

Tạp chí Người Làm Báo tổ chức Tọa đàm “Hàng gian, hàng giả - Thách thức của sự phát triển bền vững” Bỏ tiền thật, mua hàng giả: Một thực trạng nhức nhối

Standard
Tạp chí Người Làm Báo tổ chức Tọa đàm “Hàng gian, hàng giả - Thách thức của sự phát triển bền vững” Bỏ tiền thật, mua hàng giả: Một thực trạng nhức nhối
Hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp kêu trời vì sản phẩm bị làm giả, nhái hàng loạt, ảnh hưởng thương hiệu và uy tín. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đấu tranh quyết liệt, triệt để với thực trạng nhức nhối này vì ngại mất uy tín. Mặt khác việc phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này còn có nhiều “lỗ hổng” khiến cho hàng giả,  hàng nhái ngày một hoành hành. Cuộc tọa đàm “Hàng gian, hàng giả, hàng kém phẩm chất –Thách thức của sự phát triển bền vững” ngày 27.1.2014 do Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo Việt Nam) và Công ty truyền thông Kim Media tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến thiết thực và cùng các cơ quan chức năng tìm giải pháp để từng bước tháo gỡ những khó khăn cùng doanh nghiệp trước căn bệnh trầm kha nói trên.

Một số sản phẩm nghi giả bị thu giữ
Đại diện Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap) nhìn nhận: Hàng giả, hàng nhái gây tác động tiêu cực, phá vỡ một phần thị trường sản xuất trong nước. Thực tế cho thấy, ít có ngành hàng nào ở Việt Nam không bị làm giả, làm nhái. Nhiều sản phẩm thuốc thú y, thuốc - hoá chất nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật bị làm giả từ nước ngoài đưa vào nhằm phá hoại nền sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là thực phẩm giả, thuốc nhái… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các mặt hàng điện tử, ga...cũng bị làm giả rất nhiều. Số lượng các vụ vi phạm tăng so với năm trước. Chỉ tính riêng tám tháng năm 2014, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước phát hiện, xử lý 16.826 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, trị giá  hàng vi phạm 191,7 tỷ đồng. So với năm 2013, số vụ phát hiện tăng 4.115 vụ, tương ứng tăng  32,4 %.
TP HCM là trung tâm sản xuất hàng háo lớn nhất cả nước, nhưng nơi đây là địa chỉ chứa trữ, bày bán, làm ra các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhái…nhiều nhất trong toàn quốc.
Ông Phạm Quốc Toàn,  Phó Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, Tổng Biên tập  Tạp chí Người Làm Báo phát biểu khai mạc Tọa đàm. 
Trong năm 2014, lực lượng QLTT của ngành công thương TP HCM tổ chức kiểm tra chuyên ngành 7.154 vụ (tăng 3.659 vụ so với năm 2013), phát hiện 5.491 vụ vi phạm, trong đó có 1,718 vụ hàng cấm, 1.400 vụ hàng nhập lậu, 442 vụ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; 944 vụ vi phạm về điều kiện kinh doanh. Tổng số tiền thu được từ hàng hóa vi phạm trên 88 tỷ đồng, trị giá hàng hóa bị  tiêu hủy 11 tỷ đồng, hàng tịch thu chờ bán trên 36 tỷ đồng.
Toàn cảnh cuộc tọa đàm. 
Cơ quan có thẩm quyền nhận định, những vụ hàng gian, hàng giả, hàng chiếm dụng quyền sở hữu công nghiệp  bị phát hiện trong thời gian vừa qua khi đem so với tình hình thực tế đang diễn ra tại thị trường thì con số này rất nhỏ. Hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm thương hiệu hiện như con sóng ngầm cuộn chảy, có thể nhần chìm nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.
Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày càng chuyên nghiệp, sử dụng nhiều công nghệ, máy móc hiện đại. Các tổ chức vi phạm liên kết chặt chẽ, hình thành những quy trình chuyên biệt. Cụ thể từ các khâu sản xuất bao bì, tem, nhãn giả, kể cả các loại tem phản quang chống giả, sau đó bán cho các đối tượng trực tiếp sản xuất để đóng gói thành phẩm; đặt hàng; sản xuất; nhập khẩu; vận chuyển; phân phối.
Trong một số trường hợp, hàng giả thường được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm. Hiện trạng này khá phổ biến với những mặt hàng như mũ bảo hiểm, đồ may mặc, hàng tiêu dùng…
Thậm chí, có trường hợp thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao luôn cho khách đặt mua. Đối với các mặt hàng giả mạo nhãn hiệu đang phổ biến hiện nay, hàng giả, hàng nhái sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ, trên bao bì có ghi địa chỉ nơi sản xuất hoặc nhà phân phối… không có thực.
 Bà Đặng Thị Vân An, Phó cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông Tin & Truyền Thông) phát biểu tại cuộc tọa đàm 
Vấn nạn này đồng thời tạo nên môi trường kinh doanh không lành mạnh. Người tiêu dùng bị “móc túi” đủ cách, nhưng nguy hiểm hơn là chất lượng sản phẩm không bảo đảm, có thể đe dọa cả tính mạng con người.
Tác hại của hàng giả, hàng nhái với nền kinh tế Việt Nam rất lớn, nhưng chưa cơ quan nào lượng hoá được con số cụ thể về thiệt hại do vấn nạn này. Một thống kê của Cục Quản lý thị trường cho thấy, trung bình mỗi năm, lực lượng này phải xử lý khoảng 10 nghìn vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho hay, trong chín tháng đầu năm nay, phát hiện, xử lý 152.185 vụ việc, liên quan tới lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2013. Khoản thu nộp ngân sách nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu và thanh - kiểm tra, truy thu thuế là hơn 10 nghìn tỷ đồng. Lực lượng chức năng đồng thời khởi tố 1.147 vụ, với 1.289 đối tượng.
Những năm qua, nền kinh tế đang khó khăn là điều kiện thuận lợi cho hàng giả phát triển mạnh. Nạn hàng giả hoành hành cũng có nguyên nhân một phần do doanh nghiệp chưa có ý thức tốt trong phối hợp với cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông trong công cuộc chống hàng giả, hàng nhái.
Luật gia Nguyễn Văn Hậu-Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho rằng, hàng giả, hàng nhái ngày càng làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng (NTD), giảm già trị thương hiệu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Luật Bảo vệ NTD quy định rõ, doanh nghiệp khi phát hiện đối tượng làm hàng giả khó khăn nhất là việc xác định thiệt hại như thế nào. Cơ quan báo chí cần hợp tác chặt chẽ hơn với doanh nghiệp để đưa vào “danh sách đen” những doanh nghiệp làm hàng gian, hàng giả. Có như vậy mới giải quyết một phần quan trong trong cuộc chiến đầy cam go này.
Ông Nguyễn Văn Khoẻ - Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Hoà Bình phát biểu tại Tọa đàm. 
Ở một góc nhìn khác, ông Đỗ Ngọc Chính, đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD đánh giá: Trong nền kinh tế thị trường, NTD luôn quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, các hội xã hội cần chung sức cùng doanh nghiệp ủng hộ các sản phẩm có chất lượng, các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Hội này mong các doanh nghiệp tích cực tham gia vào hội, để từ đó phân loại, xếp hạng doanh nghiệp như một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hội và NTD cùng báo chí cần thắt chặt hơn mối quan hệ hơn nữa để cùng tạo thành một thành trì vững chắc trước thực trạng hàng giả, hàng nhái hoành hành như hiện nay. Ông Chính chia sẻ một kinh nghiệm hay trong việc chống hàng, giả, hàng nhái ở Ấn Độ là NTD có thể chụp ảnh những sản phẩm không đạt chất lượng và gửi trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
“Hình như người Việt Nam chúng ta khi xây dựng được thương hiệu thì thay vì tập trung bảo vệ thương hiệu thì lại mải mê theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Khi có lợi nhuận rồi lại tự đánh mất thương hiệu vì lợi nhuận. Trong thực tế, một bộ phận doanh nghiệp chưa tích cực trong công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do thiếu nguồn lực. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì lo ngại đến uy tín, doanh số tức thời, hoặc vì các mục tiêu kinh doanh, họ chưa thực sự quan tâm đến việc cùng chung tay chống lại hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, nhà báo Dương Thủy –Tạp chí Hàng Hóa-Thương Hiệu  ghi nhận.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nhà báo Phạm Quốc Toàn-Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, tổng biên tập Tạp chíNgười Làm Báo ghi nhận sự đóng gó quý giá của các doanh nghiêp, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà báo…Ông mong các nhà báo và doanh nghiệp chân chính cần chung sức, chung lòng tạo nên mối liên hệ bền chặt, xây dựng thương hiệu tốt cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm có chất lượng cao. Từng bước định hướng về mặt thông tin đầy đủ kịp thời cho người tiêu dùng trước “mê trận” hàng hóa tràn ngập trên thị trường mà thực tế vàng thau lẫn lộn, khó định vị về mặt chất lượng sản phẩm. Giúp cho NTD có sự lựa chọn thiết thực, trở thành NTD thông thái để từng bước loại trừ, tẩy chay các mặt hàng giả, hành nhái không đạt chất lượng; ủng hộ các mặt hàng chất lượng của các doanh nghiệp có tên tuổi. Từng bước lành mạnh hóa tâm lý NTD và thị trường hàng hóa sôi động như hiện nay.

Theo: http://nguoilambao.vn/ & http://kimmedia.vn


10 từ khóa được người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2014

Standard
World Cup 2014, Con bướm xuân, Anh không đòi quà hay Em của ngày hôm qua là những từ khóa được người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ Google trong năm 2014. Ngoài ra, iPhone 6, BlackBerry Z10, Lumia 520 nằm trong số 10 smartphone được người Việt tìm nhiều nhất.
10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới
1. Diễn viên Robin Wiliams
2. World Cup
3. Ebola
4. Hãng hàng không Malaysia
5. Thử thách dội nước đá
6. Game Flappy Bird
7. Nữ ca sỹ có râu Conchita Wurst
8. Nhóm khủng bố ISIS
9. Bộ phim hoạt hình Frozen
10. Olympic Sochi
Đây là năm đầu tiên những sản phẩm của Apple không lọt vào bảng xếp hạng (2010 có iPad, 2011 với iPhone 5 và iPad 3, 2012 với iPad 3 và iPhone 5S)
Và rất bất ngờ, game Flappy Bird – một ứng dụng điện thoại chỉ xuất hiện trên các kho ứng dụng trong một thời gian ngắn lại có thể lọt vào đến vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng này.
10 sản phẩm công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm thì sao?
Danh sách này bao gồm:
1. iPhone 6
2. Samsung Galaxy S5
3. Nexus 6
4. Moto G
5. Samsung Note 4
6. LG G3
7. Xbox One
8. Apple Watch
9. Nokia X
10. Ipad Air
Còn tại Việt Nam, danh sách 10 từ khóa tìm kiếm nhiều nhất trên di động gồm có:
1. World Cup 2014
2. Doraemon
3. Xuân Mai
4. Giá vàng
5. Em của ngày hôm qua
6. Con bướm xuân
7. 5s Online
8. Tom và Jerry
9. Anh không đòi quà
10. Phương Mỹ Chi
Có vẻ người Việt quan tâm khá nhiều đến các nội dung giải trí trên internet vì vậy đại đa số từ khóa tìm kiếm liên quan đến phim ảnh và ca nhạc. Ngoài ra, sự biến động luôn luôn bất ngờ của giá vàng cũng khiến từ khóa này xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách.
10 sản phẩm điện thoại được người Việt quan tâm nhất bao gồm:
1. iPhone 6
2. Blackberry Z10
3. Nokia X
4. Zenfone 5
5. iPhone 5s
6. HTC 8x
7. Lumia 520
8. Nokia XL
9. Oppo
10. Galaxy S5
Những hiện tượng mạng xã hội được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam gồm:
1. Lệ Rơi
2. Kenny Sang
3. Google Yourself
4. Mai Quốc Việt
5. Happy Polla
6. Quân Kun
7. Anh không đòi quà
8. Haivl
9. Tiểu Xán
10. BB & BG
Lưu ý: Danh sách này được lập dựa trên xu hướng tìm kiếm năm này so với năm khác, tức là sự phổ biến của các chủ đề năm nay so với năm ngoái chứ không dựa trên số lượng tìm kiếm nói chung. Nếu chỉ dựa trền tần suất tìm kiếm nói chung, hầu hết các từ khóa tìm kiếm phổ biến không thay đổi nhiều. 

Theo:   


Wednesday, January 7, 2015

Đã xác định được vị trí đứt Cáp quang biển AAG khiến internet VN chậm

Standard
Liên quan đến vụ đứt tuyến Cáp quang biển AAG khiến internet ra nước ngoài mấy hôm nay tậm tịt, trả lời trên Dân Việt, đơn vị điều hành tuyến cáp quang này đã xác định được điểm đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu 117km. Hiện công tác hàn nối cáp đang được tiến hành
da xac dinh duoc vi tri dut cap quang bien aag khien internet tam tit
Để khách hàng hiểu rõ hơn về quá trình xác định sự cố và hàn nối cáp AAG, ông Lê Viết Thanh Luận, Giám đốc Trung tâm Điều hành mạng (NOC) FPT Telecom đã chia sẻ với Dân Việt một số thông tin về vấn đề này.

Ông Lê Viết Thanh Luận, Giám đốc Trung tâm Điều hành mạng (NOC) FPT Telecom đang trình bày cơ chế vận hành hệ thống của đơn vị cho Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà trong chuyến thăm đầu năm 2014. Ảnh: Tư liệu.

Theo ông Luận, đơn vị quản lý ở đất liền xác định vị trí cáp bị đứt bằng cách đo điện. Một tín hiệu quang phổ “spread” được phát đi, sau đó quan sát tín hiệu phản hồi. Bằng các thuật toán và đo thời gian, có thể tính toán khoảng cách và xác định được vị trí gặp sự cố.

Ngay sau khi phát hiện được vị trí đứt cáp cụ thể, đơn vị điều hành mạng AAG đã cử 1 trong 3 đội tàu đến bờ biển Vũng Tàu tiến hành sửa chữa. Trong lúc này, các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông có sử dụng lưu lượng trên tuyến cáp AAG sẽ sử dụng tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng - một giải pháp dự phòng quen thuộc khi đứt cáp.

"Các tàu trong khu vực không dành riêng cho bất kỳ tuyến cáp biển nào (lắp mới hay sửa chữa) nên tùy tình hình tàu có đang bận xử lý công việc khác hay không mà thôi. Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến công việc. Nếu biển động trên cấp 5, tàu chuyên dụng cũng phải hoãn xử lý", ông Luận cho hay.

Về nguyên nhân cáp biển gặp sự cố, rất có thể là do động đất, tàu đánh cá hoặc neo của tàu vướng phải, thậm chí không loại trừ khả năng bị cá mập cắn đứt như nhiều thông tin vui xuất hiện trên mạng, ông Luận nhận định. Tuy nhiên, một khảo sát tại vùng biển Đại Tây Dương và Caribe cho thấy, nguyên nhân đứt cáp do tự nhiên chỉ dưới 9%.

Sau khi đã xác định được vị trí bị đứt, trong vòng 48h, Trung tâm Điều hành cáp quang AAG sẽ lên kế hoạch sửa chữa chi tiết. Việt Nam nằm ở khu vực SEAIOCMA - một trong 3 khu vùng châu Á - Thái Bình Dương theo phân chia của Nhà điều hành cáp quang AAG. Khu vực này có 3 đội tàu xử lý nằm ở các điểm Phillipines, Singapore và Ấn Độ.

“Thường thì đội tàu hay xử lý cho Việt Nam là ở Singapore. Việc cấp giấy phép điều tàu mất khoảng 1 đến 2 tuần, di chuyển đến vị trí đứt cáp mất 2 đến 5 ngày, và xử lý nối cáp trong khoảng 7 đến 10 ngày”, ông Luận cho biết.

Khi đến được vị trí cáp gặp sự cố, các thợ lặn sẽ có nhiệm vụ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Sau đó, một cánh tay cần cẩu sẽ được thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong tàu và tiến hành nối lại.

Ở những vùng biển sâu, tàu chuyên dụng sẽ dùng máy để tời kéo bó cáp quang từ đáy biển lên mặt nước, sau đó cố định đầu cáp bị đứt bằng phao nổi. Tiếp theo, tàu nối cáp tiếp tục tìm đầu bị đứt còn lại của tuyến cáp để tiến hành nối từng sợi cáp quang trong phòng kỹ thuật đặc biệt ngay trên tàu.

Sau khi việc hàn nối hoàn tất, bó cáp sẽ được bọc lại như cũ với lớp vỏ bảo vệ và được rải trở lại đáy biển. Tuy nhiên, quá trình rải cũng đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng để thổi cát dưới đáy biển, tạo thành rãnh đặt cáp quang vào và phủ lấp cát lại lên trên để giảm thiểu khả năng bị va chạm. Cuối cùng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông sẽ định tuyến lại luồng dữ liệu qua đường truyền AAG.

Mặc dù liên tục gặp sự cố nhưng không thể phủ nhận tuyến cáp AAG này có ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng internet của các nhà mạng, bởi liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập quốc tế. Theo tính toán, liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài megabit (Mb) mỗi giây và có độ trễ cao, do đó tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài terabit (Tb) mỗi giây cùng với độ tin cậy cao, độ trễ thấp.

Trước hàng loạt sự cố liên tục xảy ra với tuyến cáp AAG, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT Telecom cho hay, công ty này đã đầu tư 10 triệu USD vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). APG có chiều dài hơn 11.000km với băng thông ban đầu là 4Tbps. Tuyến cáp này sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM) 40Gb/s và có băng thông thiết kế 15,3Tb/s.

 
Theo Wikipedia, cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng, thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ và truyền xa hơn.

AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài 20.000km, băng thông thiết kế đạt 2Tb/s, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California). Ngoài FPT Telecom, có 3 nhà mạng viễn thông khác của Việt Nam cũng tham gia khai thác tuyến cáp quang biển AAG là VNPT, Viettel và Sangon Postel (SPT).

Trước đó, lúc 08 giờ 04 phút ngày 5/1, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã xảy ra sự cố, bị lỗi cáp trên đoạn cáp S1H - đoạn rẽ nhánh vào trạm cập bờ Vũng Tàu. Sự cố khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này bị ảnh hưởng, trong đó có các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như FPT Telecom, VNPT, Viettel…

Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)

Theo:   


Sunday, November 16, 2014

Modem FPT bị tấn công, thông tin người dùng gặp nguy hiểm

Standard
Trong vài ngày qua, đã có một số modem Wi-Fi do FPT Telecom cung cấp cho khách hàng bị tin tặc tấn công. Khách hàng không thể truy cập được vào internet do modem đã bị tin tặc tự ý đổi cả tên đăng nhập và mật khẩu truy cập.
Những mẫu modem Wi-Fi gặp lỗi nói trên đều được sản xuất tại Trung Quốc.Tối nay 14.11, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ của FPT Telecom, đã xác nhận một số modem Wi-Fi của FPT bị tin tặc tấn công là có thực.
Ông Tú cho biết các modem Wi-Fi bị lỗi nói trên được FPT Telecom nhập cách đây vài tháng và được phân bổ ở rất nhiều khu vực. Ngay sau khi khách hàng phản ánh sự cố, FPT Telecom đã gửi thông báo đến cho đối tác sản xuất modem để hai bên cùng tìm hướng giải quyết.
Trước đó, sáng 14.11, nhiều khách hàng của FPT khi truy cập vào hệ thống Wi-Fi tại nhà thì bất ngờ thấy tên đăng nhập modem Wi-Fi đã bị đổi, thậm chí mật khẩu đăng nhập vào modem cũng đã tự ý bị thay đổi.
Anh Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên gia bảo mật độc lập cho biết về cơ bản nếu tin tặc có thể thay đổi được tài khoản quản trị modem, thì điều đầu tiên là khách hàng sẽ là người bị ảnh hưởng khi không thể truy cập được internet.
Ngoài ra, nghiêm trọng hơn, tin tặc có thể biến modem thành một nơi trung chuyển dữ liệu. Theo đó, các thông tin dữ liệu của người dùng khi khai báo trên internet có thể bị theo dõi và chuyển hướng đến cho tin tặc kiểm soát.
Ông Vũ Anh Tú cho biết lỗi này là một lỗi phần mềm (firmware) nằm trong các modem, khiến cho tin tặc có thể lợi dụng lỗ hổng còn tồn tại nằm bên trong khai thác được, qua đó chiếm quyền điều khiển modem. Theo ông Tú, đây không phải là lỗi hệ thống liên quan đến phần cứng trên hệ thống FPT.
Hiện tại, FPT Telecom đã tìm ra cách xử lý lỗi và tiến hành nâng cấp firmware tự động trên các modem lỗi. Thao tác này được FPT Telecom tiến hành cập nhật tự động nhằm phòng ngừa cho những khách hàng đang sử dụng modem lỗi chưa gặp phải tình trạng nói trên.
Đối với những khách hàng đang gặp lỗi nói trên, có thể gọi điện lên tổng đài chăm sóc khách hàng của FPT Telecom để nhận tư vấn sửa lỗi từ xa. Đối với những khách hàng không rành về kỹ thuật, sẽ được nhân viên sửa chữa đến tận nhà khắc phục lỗi.

Theo: thongtinnonghoi 


Monday, November 10, 2014

Khai mạc chuỗi sự kiện “Sáng tạo Thụy Điển” tại TP.HCM

Standard
Sáng 10/11, tại TP.HCM đã khai mạc Chuỗi sự kiện mang tên “Sáng tạo Thụy Điển” do Đại sứ quán Thụy Điển và UBND TP.HCM đồng tổ chức.
Chuỗi sự kiện này bao gồm một Triển lãm về công nghệ và 18 sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, truyền thông và văn hóa kéo dài suốt ba tuần, từ ngày 10/11 - 30/11/2014.
  
 Thụy Điển hiện đang được coi là một trong những nước sáng tạo nhất thế giới 
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, chuỗi hoạt động này là một phần trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thụy Điển-Việt Nam diễn ra trong suốt năm 2014.     
“Sáng tạo và phát triển kinh tế gắn liền với nhau. Việt Nam muốn tăng cường năng lực sáng tạo và đi lên trong cuỗi giá trị toàn cầu trong khi Thụy Điển hiện đang được coi là một trong những nước sáng tạo nhất thế giới. Các công ty, Trường Đại học, cơ quan Chính phủ và các tổ chức khác của Thụy Điển mong muốn được tham gia cùng với Việt Nam và góp phần vào những nỗ lực nâng cao năng lực sáng tạo của Việt Nam, vì lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam”, bà Camilla Mellander nhấn mạnh.
Được biết, Triển lãm “Sáng tạo Thụy Điển” được bắt đầu triển khai ở Trường Đại học Stanford, Thung lũng Silicon năm 2011, đến nay, Triển lãm đã có mặt ở Mỹ, Canada, Brazil, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia trước khi tới TP.HCM (diễn ra tại Trường Đại học Hoa Sen TP.HCM).
Triển lãm trưng bày những sáng tạo mới nhất trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học sự sống, công nghệ sạch, trò chơi điện tử của 20 công ty đến từ Thụy Điển, mang lại một cái nhìn về các sáng tạo của Thụy Điển hiện nay từ các công ty mới khởi nghiệp có khả năng trở thành những tập đoàn hàng đầu Thụy Điển trong tương lai.
Theo:  baodautu