Friday, November 7, 2014

Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!

Standard
Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Kỳ 3: Không thể giải thích
Hiện tượng trâu, bò, lợn, chó ở xóm Đầu (Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) chết hàng loạt, chết sạch sẽ, chết không biết nguyên nhân suốt 10 năm trời, khiến 34 hộ dân với 200 nhân khẩu vốn đã nghèo đói, lại trở nên nghèo hơn nữa.
Dân làng hết sức lo lắng và đã tự đi tìm nhiều biện pháp giải quyết, nhưng các biện pháp đều mang tính mê tín dị đoan.
Tin lời thầy bói, các hộ dân trong xóm góp tiền, người bảy chục, người một trăm để mời ông thầy cúng “nổi tiếng” nhất huyện về cúng giải hạn. Đàn tế được lập ngay trước ngôi miếu ở đầu làng.
Thầy cúng vung con dao phay sắc ngọt chém đứt đầu hai con chó mực, vứt xuống cái giếng gần miếu thờ rồi lấp giếng lại để yểm, trấn long mạch.
Yểm xong, thầy cúng tuyên bố: “Nếu gia súc, gia cầm trong làng còn chết, tôi sẽ bỏ nghề”.
Tuy nhiên, ông thầy cúng vừa rời khỏi làng hôm trước, hôm sau gia súc lại tiếp tục nổi điên nổi đóa húc đầu vào tường lăn ra chết, chết hàng loạt, chết nhiều đến nỗi trông vào chuồng trại nhà nào cũng chỉ thấy trống hơ trống hoác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu nhỏ dựng lại cách đây 10 năm ở xóm Đầu Khắp làng chỉ thấy còn giống loài 2 chân là gà, vịt, ngan và 2 loài 4 chân là mèo và chuột.
Các loài 4 chân gồm trâu, bò, chó, lợn đều chết hết.
Sau cuộc “trấn trạch long mạch” không thành, người dân xóm Đầu còn 3 lần lập đàn tế mời 3 thầy cúng nổi danh và 3 lần nữa mời sư ông, sư bà về cúng bái, nhưng cũng chẳng ăn thua.
Người dân chỉ còn biết trông chờ vào mảnh ruộng đất pha cát. Chăn nuôi không được, phân tro không có, đất ngày một bạc màu, năng suất cây trồng thêm phần giảm sút.
Theo phó trưởng thôn Lưu Văn Lần, thời điểm đó, đàn ông trong làng chỉ còn vài ba người, vì đã bỏ về thành phố hoặc đi các vùng khác làm thuê làm mướn kiếm sống cả. Một số túng quẫn thì đi buôn bán ma túy.
Người nông dân bao đời chỉ biết trông vào đồng ruộng, chuồng trại, nay con trâu, con bò, con lợn, con chó không sống được, lại không biết vì sao, không tìm được nguyên nhân để trị, thì chỉ còn nước chuyển nhà sang làng khác.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Ngôi miếu được dựng lại khang trang hơn ở xóm Đầu Xóm Đầu có hai hộ chuyển nhà đến làng khác sinh sống, đó là gia đình ông Hoạt và ông Duyên.
Tuy nhiên, cũng như gia đình anh Bùi Văn Hùng (đã nói ở kỳ trước), dù họ sống ở làng khác, gia súc họ nuôi vẫn chết thẳng cẳng như thường.
Điều ngạc nhiên, cách xóm Đầu một con đường rộng 3m là các xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông. Thế nhưng, chuyện gia súc ở các xóm này đột tử không hề xảy ra, dù cũng có cách chăn thả, chăm sóc và những kinh nghiệm nuôi tương tự xóm Đầu.
Hơn nữa, mọi nguồn nước, nguồn thức ăn, môi trường sống đều chẳng có gì khác biệt. Việc tìm ra nguyên nhân không phải là chuyện đơn giản.
Không còn biết phải làm sao, người dân chỉ còn biết trông chờ vào các nhà khoa học.
Cuối năm 2005, khi các Đại biểu Quốc Hội tỉnh Bắc Giang xuống xã Lương Phong tiếp xúc cử tri, người dân thôn Đầu đã phản ánh hiện tượng lạ này và đề nghị các ban ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ. Sự kiện ấy khiến thôn Đầu nổi tiếng cả nước và người ta gọi xóm Đầu là “làng ma ám”.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Một ông thầy cúng đã yểm đầu chó xuống giếng làng, nhưng vật nuôi vẫn chết
UBND tỉnh Bắc Giang khi đó đã triệu tập cuộc họp gồm các ban ngành có liên quan cùng trao đổi, bàn bạc và thống nhất giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học Công nghệ nghiên cứu, tìm hiểu về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở thôn Đầu để tìm cách giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn.
Việc quan trọng nhất là để ổn định tâm lý, tránh để lực lượng dị đoan cố ý đưa tin sai lệch, gây bất ổn trong dân chúng.
Tháng 5 năm 2006, Sở Khoa học Công nghệ Bắc Giang đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ triển khai đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi gia súc tại xóm Đầu, thôn Sơn Quả, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang”.
Ngay khi đề tài triển khai, lãnh đạo cùng cán bộ, các nhà khoa học thuộc các cơ quan chuyên môn Trung ương với những thiết bị hiện đại về xóm Đầu tiến hành nghiên cứu.
Mỗi lần thấy những chiếc xe sang trọng đỗ ở đầu xóm, người dân xóm Đầu lại bỏ hết công việc đồng áng tập trung theo dõi, cùng làm việc với các nhà khoa học.
Đợt đầu là các cán bộ thuộc Trung tâm Môi trường của Bộ Tư lệnh Hóa học về lấy mẫu đất ngoài đồng, trong làng, lấy mẫu nước sinh hoạt, nước giếng khơi, nước ao hồ, kênh rạch để phân tích tại chỗ, hoặc mang đi.
Chiếc máy hút bụi từ không khí đặt ở trong các chuồng lợn, chuồng bò nổ phành phạch suốt cả buổi.
Kết quả: Mẫu nước trong ao tù, kênh rạch, dưới lòng đất, giếng khơi, đất cát trong làng, đến những mẫu bụi hút từ không trung đều không có khác biệt so với những ngôi làng cạnh bên, không nhiễm độc, không nhiễm virus lạ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Vật 4 chân ‘tự tử’ ở Bắc Giang: 50 nhà khoa học tìm lời giải!
Xóm Đầu giờ đã đầy rẫy vật nuôi 4 chân Thực tế, Trạm Thú y huyện Hiệp Hoà, Chi cục Thú y Bắc Giang cũng đã từng vào cuộc từ năm 1999 và đưa ra một kết luận: Do lượng vi khuẩn ecoli ở khu vực xóm Đầu vượt quá mức quy định.
Ngay lập tức, công cuộc tẩy uế chuồng trại, phun hàng tạ thuốc diệt khuẩn, tiêm thuốc phòng bệnh ecoli cho động vật…
Thế nhưng, tất cả những cố gắng trên đều vô vọng. Về sau, hai cơ quan này phải thừa nhận đã đưa ra kết luận vội vàng, hời hợt, vì rất nhiều nơi tồn tại lượng vi khuẩn ecoli lớn hơn mức bình thường, nhưng cũng không gây nên hậu quả gì nghiêm trọng.
Sau khi cơ quan thú y bó tay thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ xuống tận nơi điều tra, múc nước của cả 13 ao tù trong xóm đi phân tích, song cũng không phát hiện ra hiện tượng gì đặc biệt.
Thậm chí, các cán bộ còn cùng nhân dân tát cạn cả 13 ao trong làng, rồi rắc hóa chất, vôi bột, phun thuốc sát trùng khắp cả làng. Nhưng gia súc chết vẫn hoàn chết.
Tiếp theo đến lượt Công ty Thiết bị Môi trường Hà Nội chở rất nhiều máy móc hiện đại về đo phóng xạ, bức xạ, từ trường… Thế nhưng, dù đem máy đi rà khắp làng, hết khu vực chuồng trâu đến nơi đặt cũi chó cũng chẳng tìm ra được loại sóng, nguồn bức xạ đặc biệt nào ở khu vực xóm Đầu.
Anh Bùi Văn Thanh bảo: “Tôi không rõ có bao nhiêu nhà khoa học về làng nghiên cứu, nhưng phải có đến 50 ông vào nhà tôi phỏng vấn, hỏi han, lấy mẫu đất, nước đi phân tích. Thế mà vẫn không tìm ra nguyên nhân vật nuôi chết bất đắc kỳ tử”.

Theo:  http://thongtinnonghoi.net   


0 comments:

Post a Comment