Saturday, April 30, 2011

Phát triển kinh tế đồng thời nâng chất lượng sống của dân

Standard
Thạc sĩ Lê Văn Thành, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đặt vấn đề như vậy khi góp ý thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đại hội Đảng XI.
Theo ông Thành, điều mong đợi nhất của các cấp lãnh đạo, nhà quản lý và cả người dân là làm sao vừa phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hay nói cách khác, mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thời gian qua, hai vấn đề này hơi có sự thiếu đồng bộ.
 
 Thạc sĩ Lê Văn Thành - Ảnh: Minh Nam
Cần thấy rõ rằng, kinh tế đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng có rất nhiều tiềm năng để gia tăng trong nhiều năm tới, đặc biệt là nguồn lực càng ngày được tích lũy, nâng cao, triển vọng phát triển kinh tế không có gì đáng lo âu. Nói chung là nội sinh đủ lực để tiếp tục đẩy mạnh phát triển đất nước và nguồn lực bên ngoài vẫn tiếp tục được tăng cường, dù VN đã được thế giới công nhận thoát khỏi nhóm nước nghèo (trên 1.000 USD bình quân đầu người).
Một khi kinh tế phát triển thì câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của người dân ở các đô thị lớn, như Hà Nội và TP.HCM sẽ được nâng lên ra sao?
Theo ông Thành, có 2 nhóm nhân tố tác động chính. Nhóm nhân tố cần làm đầu tiên là tăng cường việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị ở cấp cơ sở, khu dân cư. Cần tăng cường quan tâm hơn nữa đến các công trình nhỏ nhưng sát sườn với cuộc sống người dân. Qua khảo sát cho thấy, người dân quan tâm đến cống ở khu vực họ sinh sống có thoát nước tốt hay không, đường sá đi lại hằng ngày có bằng phẳng, “trơn tru”... hơn là những công trình to lớn. Điều này, không chỉ giải quyết được những bức xúc tích tụ trong cuộc sống của người dân, cải thiện chất lượng sống mà còn góp phần giải bài toán ngân sách đầu tư cho các công trình xã hội vốn eo hẹp, thông qua phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ở cấp cơ sở.
 
 Người dân quan tâm đến đường sá đi lại hằng ngày có bằng phẳng, “trơn tru”...  hơn là những công trình to lớn - Ảnh: D.Đ.M
Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các dịch vụ đô thị, như: nhà ở, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhằm giải quyết nhu cầu ăn ở, đi lại, học hành, chữa bệnh… của người dân. Những dịch vụ này phải được nâng cấp nhằm hai mục tiêu: Một là, giải quyết cho được nhu cầu của người có thu nhập thấp. Hai là, đáp ứng những đòi hỏi của những người thuộc tầng lớp khá giả. Muốn làm tốt điều này, thì chúng ta không nên tiếp tục bao cấp tràn lan mà cần đẩy nhanh xã hội hóa ở các lĩnh vực, kêu gọi tư nhân đầu tư, thậm chí tạo điều kiện thuận lợi, như: Cung cấp các thông tin, thị trường, đơn giản hóa các thủ tục hành chính hơn nữa, cho vay tín dụng dễ dàng…
Minh Nam (ghi

0 comments:

Post a Comment